RSS

Cách dự tính chiều cao của bé trong tương lai cực thú vị

Những phương pháp này có thể cùng tham khảo, đồng thời còn giúp bạn biết được bé phát triển có bình thường hay không, khả năng phát triển chiều cao của bé đến mức nào.

1. Dùng chiều cao của bé để dự đoán chiều cao của bé khi trưởng thành

Chiều cao của con trai = chiều cao khi sinh (cm) )÷0.2949

Chiều cao của con gái = chiều cao khi sinh (cm) )÷0.3109

Dùng công thức trên cần lưu ý: Chỉ thích hợp đối với những bé đủ tháng; khi đo chiều cao của thân thể nếu như chuẩn xác đến 0,1cm thì chiều cao dự đoán sẽ càng chính xác hơn.


2. Căn cứ theo chiều cao của bé lúc 3 tuổi

Chiều cao của con trai = chiều cao khi 3 tuổi ×0.545 + chiều cao trung bình của bố mẹ ×0.544+37.69(cm)

Chiều cao của con gái = chiều cao khi 3 tuổi ×0.545 + chiều cao trung bình của bố mẹ ×0.544+25.63 (cm)

Cách dự tính chiều cao của bé trong tương lai cực thú vị 1

3. Công thức dự đoán chiều cao của cơ thể (theo phương pháp di truyền)

Chiều cao của con trai = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) ×1.08÷2(cm)

Chiều cao của con gái = (chiều cao của bố ×0.923+ chiều cao của mẹ)÷2(cm)

4. Thông qua tuổi xương cốt có thể biết được khả năng chiều cao của bé

Tuổi xương cốt và tuổi tác không phải là một, tuổi xương cốt chính là tuổi sinh vật, có liên quan mật thiết đến chiều cao, thường dùng để ví với sự phát triển và sự trưởng thành của con người.

Cách dự tính chiều cao của bé trong tương lai cực thú vị 2

Phán đoán tuổi xương cốt thường dựa vào chụp X quang, chụp X quang xương cổ tay bên phải của bé, sau đó căn cứ số lượng tổ chức sợi và sụn thể hiện trong X quang và tuổi thực tế của bé có thể xác định được khả năng cao của bé.

Tổ chức sợi, sụn xuất hiện sớm hơn so với tuổi thực tế, chứng minh khả năng bé phát triển chiều cao nhỏ, ngược lại thì khả năng bé phát triển chiều cao rất lớn.

Những phương pháp trên có thể cùng tham khảo, đồng thời còn giúp bạn biết được bé phát triển có bình thường hay không, khả năng phát triển chiều cao của bé, nếu như phát hiện tuổi xương cốt không phù hợp với tuổi thực tế của bé thì khuyên bạn nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra


Tôi yêu Baby của tôi !!! 

Học gì từ những quyển sách thiếu nhi

Sách mở ra một thế giới rộng lớn của những tâm hồn và chứa đựng rất nhiều điều thú vị. Bạn có bao giờ nghĩ rằng, những cuốn sách của tuổi thơ lại mang đến cho chúng ta những bài học lớn? Nếu có hãy chia sẻ cùng chúng tôi, và dưới đây vài giới thiệu dành cho bạn:

Thật sự can đảm, mới có thể bay
Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, cuốn sách được viết bởi nhà văn người Chi Lê, Luis Sepúlveda, mang nhiều triết lý thâm thúy chứa đựng những gì tươi nguyên và dễ bắt gặp nhất. Khi ta yêu thương một ai đó, đừng bắt họ trở thành những gì ta mong muốn mà nên giúp họ trở về đúng bản chất và hoàn thành tâm nguyện.
Hãy theo dõi quá trình tìm hiểu và hiện thực hóa “nhiệm vụ bất khả thi” của chú mèo Zorba để nhắc mình bài học lớn về việc giữ lời hứa và niềm tin. Đôi khi bạn bất ngờ buộc phải nhận lấy những trách nhiệm không hề mong muốn và vượt khỏi tầm tay, tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhưng lòng trắc ẩn, sự cảm thông, niềm tin và nghị lực sẽ có thể tạo nên điều kỳ diệu.

Thế giới là một nơi ngập tràn ánh sáng
Kira-kira” là tiểu thuyết đoạt giải thưởng đóng góp xuất sắc nhất cho văn học thiếu nhi Mỹ năm 2005 của nữ nhà văn trẻ Cynthia Kadohata. Sáng lấp lánh như ý nghĩa của tên gọi, Kira-kira gìn giữ câu chuyện đẹp ánh lên trong ta một sự lạc quan và thanh thản nhất dù trong mất mát. Như tác giả từng chia sẻ “Tôi muốn những đứa trẻ biết rằng thế giới này tràn ngập niềm hy vọng và cái đẹp”, cô đã viết nên câu chuyện về người chị mang “bản chất thiên tài” và người em có “bản chất hạnh phúc”. Quyển sách là bài ca đẹp về niềm hy vọng, tin tưởng vào cuộc sống và yêu thương nhau
Hãy đọc Kira-kira trong những lúc lòng mình xáo trộn và lo lắng để tìm được bình yên. Dù đôi khi phải rơi nước mắt, nhưng trên tất cả, thông điệp đằng sau Kira-kira là cuộc sống này rất phức tạp nhưng kỳ diệu biết bao. Đừng đánh mất khả năng cảm nhận điều kỳ diệu đó dù ở những điều nhỏ bé nhất trên đời!

Cảm nhận thế giới bằng con tim
Momo - cuốn tiểu thuyết mang màu sắc ngụ ngôn và cổ tích tuyệt diệu của Michael Ende là câu chuyện dành cho thiếu nhi, nhưng chủ đề của nó lại không hề trẻ con một chút nào. Thâm thuý, uyên bác nhưng vẫn trong vắt tựa một mảnh pha lê, tựa như Hoàng tử bé của Saint Ex nhưng lại nồng ấm và tha thiết hơn. Câu chuyện hàm chứa nhân sinh quan sâu sắc, một bí mật to lớn nhưng cũng hết sức giản dị, cuộc sống và thời gian có ý nghĩa gì? “Thời gian là cuộc sống” như Michael Ende đã nói, và thời gian còn là tình yêu. Cuộc sống là cho đi. Triết lý ấy giản dị mà thật khó hiểu. Bao nhiêu người trong thời đại chúng ta cứ mải miết sống mà không bao giờ biết đến hạnh phúc thực sự là gì?
Nếu quan tâm, hãy tìm đọc Momo và cảm nhận xem bấy lâu nay bạn đã đối xử với thời gian của mình như thế nào.

Cuộc sống đâu chỉ là hít thở
"Khu vườn mùa hạ" quyển sách đầu tay của nhà văn Nhật Bản Kazumi Yumoto viết về một tình bạn kỳ lạ - tình bạn giữa ba cậu bé lớp 6 và một ông cụ 80 tuổi gần đất xa trời. Theo từng trang sách, mỗi chúng ta lại vỡ ra được nhiều điều, không phải là hiểu được cái chết, mà ngược lại, chính là ý nghĩa của mỗi khoảnh khắc được sống. Đôi khi bạn cũng sẽ như ba đứa trẻ trong câu chuyện, tìm thấy được những điều thật quý báu và ý nghĩa trong từng câu chuyện giản đơn thường nhật.
Và bạn – những người lớn, doanh nhân, nhà quản lý – hãy đọc Khu Vườn Mùa Hạ để học ý nghĩa câu nói “Cuộc sống đâu chỉ là hít thở" và cảm nhận vẻ đẹp của sự trải nghiệm tinh tế được gửi gắm qua một mối quan hệ bình đẳng đúng nghĩa từ những con người tuổi tác cách xa nhau.

Câu thần chú “Ta thấy một người to lớn trong cậu”
Nếu bạn thích đọc sách nhưng quá bận rộn, sao không thử bắt đầu bằng một quyển sách chỉ vỏn vẹn 100 trang – “Chàng Sumo không thể béo”?
Có người đã từng cam đoan rằng bạn sẽ mê mẩn câu chuyện của Eric-Emmanuel Schmitt nếu bạn yêu thích các câu chuyện ngụ ngôn mộc mạc và hài hước, thông minh mà đậm chất nhân văn. Nói về cuốn sách này, tờ Le Point của Pháp nhận định: "Cùng lúc đơn giản và phức tạp, cùng lúc sáng rõ và khiến người ta phải bối rối. Ai cũng có thể nhận ra mình trong đó". Còn Le Pèlerin thì bình đúng chất Eric-Emanuelle: "Đừng e ngại, cuốn sách này sẽ không khiến bạn béo ra mà chỉ khiến bạn lớn lên thôi”.
Quyển sách cực mỏng này gửi đến bạn rất nhiều thông điệp như tình cảm gia đình, nỗi đau, tuyệt vọng, nỗ lực… nhưng trên tất cả đó là tinh thần võ sĩ bất diệt của đất nước mặt trời Phương Đông. Ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ vì mục tiêu, chắc hẳn là điều mà những người đã và đang tạo dựng sự nghiệp phải biết và phải nhớ. "Phía sau những đám mây luôn có một bầu trời", cuốn sách còn như lời động viên cho những ai đang trong những ngày thất chí, nản lòng vì khó khăn cản lối.

Những tác phẩm trên không phải là những gì hay nhất, nhưng chắc chắn đó là những câu chữ đã vẽ nên hình ảnh, âm thanh tuyệt vời trong tâm trí người đọc. Sách gửi ta thông điệp để yêu thương, nỗ lực và sống đẹp. Và tất nhiên, các câu chuyện nhỏ đó cũng rất ý nghĩa cho quá trình làm việc và xây dựng sự nghiệp riêng của mỗi người.
  CareerBuilder Vietnam

10 trò chơi giúp con sáng ý từ bé.

Nếu bạn hay ve vuốt và cười với con

10 trò chơi giúp con sáng ý từ bé.

Hãy giúp bé tăng khả năng ghi nhớ. Hãy cổ vũ. 5. Để con trẻ được làm việc cùng bạn.

Đặt con trong lòng và để con tự chạm tay vào miệng bạn khi bạn nói. Đó là một dịp tốt để bố mẹ chỉ cho con cách phát âm chữ cái. Hoặc ghế dài). Lưỡi. Bé sẽ mong muốn được làm như vậy.

Mẹ hãy chọn lựa những đồ vật an toàn như một chiếc bát nhôm. Khuyến khích con khi bé chơi. 2. Thành thử cha mẹ hãy tạo điều kiện cho bé chơi. Ông bà. Giúp kích thích quá trình phát triển phát triển nhận thức của trẻ em.

Lời khuyên là bạn hãy tìm một chỗ ngơi nghỉ thật thoải mái. 3. Nếu được hưởng ứng. Cùng bé cảm nhận đồ vật. Hoặc hát những câu hát đơn giản. Mẹ hãy bất thần tiết lộ đồ vật bị giấu: “Đây rồi! Là một con thỏ bông!”. Từ 6 tháng tuổi trở đi. Nhưng thật ra. Đấy chính là lúc con bạn đang tìm hiểu và học hỏi thế giới. 10. Mẹ hãy lấy một con thú bông.

Bé nhà bạn sẽ rất xăm với việc đưa tay lên miệng người lớn. Khi bé còn đang suy nghĩ. (Ảnh minh họa). Thình thoảng mẹ nhớ quay lại trò chuyện với con.

Bố mẹ hãy để trẻ chơi tự do (với cả đồ vật cứng và đồ vật mềm) trên nhiều bề mặt khác nhau (trên nền nhà. Hay răng bạn. Dạy con tập phát âm nhờ việc mô phỏng

10 trò chơi giúp con sáng ý từ bé.

7. Vì não bé sẽ hấp thu những phản ứng của mọi người xung quanh về hành động của mình. 8. Chỉ cần thấy đó là thứ an toàn với trẻ con. Chơi trò “đoán đồ vật” với con.

Chất liệu. Mẹ hãy đưa bé một chiếc điện thoại cũ để bé có thế bấm thỏa thích và nên nhớ đừng để chế độ lặng im nhé. Con bạn sẽ có những nụ cười tươi từ sớm.

Từ ngữ. Từ cấu trúc. Các mẹ nên chú ý và khuyến khích con chơi. 6. Trên giường đệm). Nhưng không phải bằng cách hy sinh chiếc điện thoại cảm ứng đời mới của bạn. Con bạn sẽ học được rất nhiều khi nhìn thấy mẹ chúng làm việc. Đó là một việc làm rất hữu ích cho sự phát triển nhận thức và trí óc của con trẻ.

Các bé thích được nhìn bạn làm việc. Tạo điều kiện cho bé học hỏi. Lời khuyên là mẹ hãy đặt con ở một vị trí êm ái và làm việc ngay gần đó. Nên chi. Thì bố mẹ đừng cản con gõ đồ vật xuống sàn nhà. 9. Đồng thời bộc lộ cho bé nghe về đồ vật mà bé đang được chạm tay vào. Hãy để các bé tự do chơi. Khi con ngủ. Rửa bát.

Bé sẽ làm đi làm lại hành động đó. Con nít rất hay quên. Nếu thấy bé nhà bạn đang chơi trò ú tim. Một chiếc thìa gỗ. Khi bé nghe thấy những âm thanh phát ra lúc anh chị bé chơi điện thoại. Giấu trong một cái túi và đố con đoán vật. Mẹ sẽ giúp bé sớm phân biệt được đồ vật nhờ vào phương pháp đó

10 trò chơi giúp con sáng ý từ bé.

Đa phần các mẹ hay tranh thủ làm việc nhà như lau nhà. Bạn nên để con nhìn thấy khuân mặt cha mẹ.

Người nhà một cách thẳng và đều đặn. Thư giãn (như giường. Tìm những đồ vật an toàn để bé tạo âm thanh. Để con thoải mái gõ đập. Việc làm đó sẽ giúp tăng khả năng ghép nối những ý nghĩ tách biệt của bé. Bé cứ gõ đi gõ lại để chúng đều đều kêu mãi. Nên chi. Dạy con biết cười. Giặt.

Tế bào tâm thần gương trong não bộ của bé có khả năng giúp bé ghi nhớ và bắt chước những hành động mà bé thấy.

1. Mọi đồ vật đều có khả năng giúp bé phát triển nhận thức. Hình trạng hay cân nặng. 4. Mặt bàn. Ngoại giả. Chạm vào môi. Các bé sẽ chóng vánh nhận ra rằng tiếng động lớn nhất phát ra khi đập một vật cứng lên một bề mặt cứng (khi bé đập đi đập lại chúng). (Ảnh minh họa). Mẹ hãy để bé sờ tay vào chúng. Bé nhà bạn rất thích gõ những vật dụng trong nhà. Từ ba tháng tuổi. (Ảnh minh họa). Hai kỹ năng quan trọng hơn nữa mà bé sẽ học được phê duyệt trò chơi này là: nhìn vào vật mà người khác đang chỉ và chỉ vào vật để làm người khác chú ý – đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển khả năng nhận thức của bé.

Kích thích bé đưa ra câu đáp bằng những gợi ý: “Đây có thể là gì nhỉ? Nó mềm lắm!”. Mọi thứ đều rất khác nhau nhau. Thay vào đó.

Vì vậy. Mẹ cũng đừng để con đoán mò đơn thuần. Chơi theo bé hay cười thật tươi với bé. Việc làm đó giúp phát triển khả năng tụ hợp và ghi nhớ của con.

Bạn hãy cổ vũ.

7 cách dạy con quan tâm đến môi trường

Nếu bạn muốn bé nhà mình hiểu được trách nhiệm của việc bảo vệ môi sinh thì hãy tham khảo một vài cách dưới đây.

1. Tham gia trồng trọt

Một cách để dạy trẻ quan tâm đến môi trường đó là để bé tham gia vào quá trình trồng trọt. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi biết nhiều trẻ lớn lên mà không biết tại sao lại có món ăn này, hay chúng được làm như thế nào. Cho trẻ một bài học thực tế bằng cách tạo cơ hội để trẻ chăm sóc và trồng trọt những cây rau trong vườn. Trẻ sẽ thích thú khi thấy được thành quả của chúng qua những đồ mình có thể ăn.

2. Chăm sóc thú cưng

Nêu gia đình bạn có nuôi thú cưng, hãy để con giúp một tay trong việc chăm sóc chúng. Nếu con đủ lớn, bạn có thể giao cho con những công việc thực sự như cho thú cưng ăn hay dắt chúng đi dạo. Thậm chí, những bé nhỏ tuổi cũng có thể dọn dẹp chỗ ngủ cho những con vật chúng yêu và cho chúng ăn uống. Cho con thấy việc chăm sóc động vật bao gồm tinh thần trách nhiệm và quan tâm thực sự từ bản thân.
 

7 cách dạy con quan tâm đến môi trường 1


3. Những chuyến dã ngoại

Nếu gia đình bạn ở thành phố, lũ trẻ vẫn có thể học nhiều điều về môi trường. Cho con một chuyến dã ngoại vùng ngoại ô thành phố, nơi có nhiều cây cối và vườn tược để bé có thể học về môi trường sống. Kể cả một chuyến đi bộ đơn giản ở công viên trong thành phố cũng là cách cho bé thấy về môi trường tự nhiên. Bạn có thể giúp con phân biệt các loài cây, và bảo bé chụp ảnh lưu giữ bài học của mình, cũng như dạy con tôn trọng môi sinh bằng cách không phá hoại và làm tổn thương cây cỏ.

4. Trên internet

Một cách thú vị khác để học về môi trường, tất nhiên đó là tìm hiểu và khám phá. Dù chỉ ngồi trong nhà, bạn và con vẫn có thể học được nhiều điều mới mẻ theo những cách cực kỳ thú vị. Nguồn thông tin về môi trường trên internet rất phong phú, bạn có thể tìm hiểu những trang web đáng tin cậy và hữu ích để trẻ học tập, nếu có bài học giáo dục kèm những trò chơi vui nhộn thì càng hiệu quả hơn.

5. Chính ngôi nhà của bạn

Những ví dụ thực tế sẽ giúp lũ trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh mình. Giả thích cho con hiểu về rác mà chúng ta thải ra cũng như hậu quả rác gây ra với môi trường. Hoặc cho con thấy những cách chúng có thể gìn giữ môi trường trong chính ngôi nhà của mình. Dạy con về quá trình tái chế các vật dùng lại được, tắt đèn khi không sử dụng, dùng tiết kiệm nước và tại sao những điều đó lại quan trọng đến vậy.

Thêm vào đó, bạn có thể cho con một nhiệm vụ để hoàn thành, qua đó bé có thể hiểu được mình có thể giúp được những gì.
 

7 cách dạy con quan tâm đến môi trường 2


6. Sự lãng phí

Một cách khác giúp con hiểu hơn về môi trường đó là dạy chúng biết chúng ta đã lãng phí bao nhiêu tài nguyên. Hỏi bé có biết mỗi gia đình thải ra bao nhiêu rác? Bao nhiêu nước chúng ta lãng phí mỗi ngày? Bạn có thể liên hệ đến những nước còn nghèo đói khác như mọi người còn phải tìm đồ dùng từ những bãi rác, hay đi hàng dặm đường chỉ để lấy nước uống. Qua những cách như vậy, lũ trẻ sẽ nhận thức được mình phải hành động có trách nhiệm thế nào để giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

7. Thế giới bên ngoài

Ngày nay, các ông bố bà mẹ đang nuôi một thế hệ hiếm khi chơi đùa bên ngoài, mà dành hầu hết thời ở trong nhà “chúi mũi” chơi các thiết bị điện tử. Nếu con bạn chỉ thích ngồi nhà chơi, hãy cho bé biết còn rất nhiều niềm vui khác có thể tìm thấy khi chơi bên ngoài. Khuyến khích con cảm nhận thế giới bên ngoài như một nơi thú vị và mộ nơi có nhiều điều để học hỏi.

Phương pháp ăn BLW cho bé để các mẹ tham khảo

Việt Nam ta có kiểu ăn dặm truyền thống. Sau này nhiều mẹ áp dụng ăn dặm kiểu Nhật cho con mình. Và mới đây nhất, phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW du nhập vào nước ta, đem theo nhiều ưu điểm của nó. Chúng ta cùng tham khảo phương pháp ăn BLW nhé!

Là mẹ, ai cũng muốn làm những điều tốt nhất cho con mình. Lựa chọn phương pháp ăn dặm này hay phương pháp ăn dặm khác, Tây hay Ta, Nhật hay Việt, truyền thống hay hiện đại… đều không phải do mẹ lười, mẹ chăm, mẹ thiếu hiểu biết hay mẹ hiểu biết. Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là, bằng cảm nhận của một người mẹ, ta sẽ tìm ra phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho con yêu của mình.

Cùng đem lên bàn cân 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay là : Ăn dặm truyền thống, Ăn dặm kiểu Nhật và Ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) để xem đâu sẽ là phương pháp thích hợp nhất cho cả mẹ và bé.

so sánh ăn dặm kiểu Nhật và kiểu Việt Nam 1

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Nhiều ý kiến cho rằng phương pháp ăn dặm truyền thống không còn phù hợp với ngày nay. Thực tế không hẳn như vậy. Mỗi năm vẫn có hàng triệu trẻ em Việt Nam đến tuổi ăn dặm được các bà các mẹ cho ăn theo phương pháp này. Từ việc quấy bột cho con, xay chung thức ăn rau củ, thịt thà đến nhuyễn rồi khi trẻ mọc răng sẽ chuyển sang ăn cháo dần. Thức ăn kèm vẫn được cho vào chung với cháo thành một bát đủ dinh dưỡng.

Một số lỗi trong cách ăn dặm truyền thống có thể khiến nhiều bà mẹ ngày nay “tẩy chay” phương pháp này đó là: Vì trẻ ăn nhuyễn nhiều nên khả năng ăn thô kém, đôi khi đã 2 tuổi vẫn phải ăn cơm nhá, rất mất vệ sinh hay như việc ninh xương nấu cháo cho trẻ, cho bé đi ăn rong, vừa ăn vừa hò hét, nhảy múa… Nấu chung nguyên liệu sẽ khiến bé khó cảm nhận mùi vị, từ đó sinh chán ăn, biếng ăn, kén chọn thực phẩm sau này.

Tuy nhiên, ăn dặm truyền thống có hai ưu điểm lớn: Một là dạ dày của bé sẽ không phải làm việc ‘quá tải’ sớm và hai là phương pháp này rất phù hợp cho những mẹ bận rộn và không có thời gian chế biến cầu kì.

Chia sẻ của một mẹ cho con ăn dặm theo kiểu truyền thống:

Mẹ bé Ben Nim áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho Ben Nim, tức là nấu chung tinh bột – đạm – xơ – chất béo dưới dạng hỗn hợp loãng, đến đặc vừa rồi đặc sệt, từ mịn đến thô tuỳ theo độ tuổi. Cụ thể là mới tập ăn thì ăn bột gạo với rau thịt xay nhuyễn, lớn hơn thì ăn cháo hạt với thịt rau xay lổn nhổn. Mẹ lược bỏ những thứ mà khoa học đã chứng minh là không cần thiết trong cách chế biến truyền thống như ninh nước xương và rau củ quả. Nói một cách văn vẻ thì mẹ kết hợp cách nấu nướng truyền thống của các thế hệ trước với những kiến thức dinh dưỡng của khoa học hiện đại để chế biến những bữa ăn hàng ngày của Ben Nim.

Với sở thích nấu nướng, việc chuẩn bị bữa ăn cho Ben Nim dường như là niềm vui của mẹ, mặc dù có những hôm mẹ thấy mệt, thấy đau lưng vì phải đứng bếp lâu để chế biến. Từ lúc Ben Nim bắt đầu ăn dặm đến giờ, việc nấu nướng chế biến đồ ăn cho các con vẫn luôn là “đặc quyền” bất khả xâm phạm của mẹ. Dù áp dụng phương pháp truyền thống nhưng mẹ vẫn cố gắng đảm bảo 4 yếu tố quan trọng: dinh dưỡng, ngon miệng, giúp con phân biệt mùi vị, và rèn tính tự lập. Mẹ nấu theo cách sau:

- Hầm riêng một nồi cháo chỉ có gạo tám đủ dùng cho cả ngày. Tuỳ theo độ tuổi và số răng các con có, mẹ sẽ dùng muôi đánh nhuyễn theo từng mức độ khác nhau. Hiện giờ Ben Nim đang tập nhai nên mẹ để cháo đặc nguyên hạt, không đánh nhuyễn.

- Chất đạm (thịt/cá/tôm/cua): mẹ xay nhỏ mịn rồi xào qua với các loại rau gia vị phù hợp như hành/thìa là/gừng, tra thêm 1 thìa café nước mắm dành cho trẻ em. Riêng món cá/lươn mẹ không xay mà dùng tay bóp nát vụn.

- Rau: mẹ bắc một nồi nước đun sôi, thái rau nhỏ bỏ vào trần qua rồi dùng máy xay cầm tay xay nhỏ tại nồi. Mẹ không xay rau sống vì có mùi rất nồng. Để giữ vitamin cho rau, khi cho rau vào lúc nước sôi, mẹ cho thêm vài giọt dầu ôliu.

- Mẹ múc cháo và chỗ thịt/cá/tôm đã xào vào nồi rau đã xay, đun sôi nhỏ lửa đến khi rau chin thì tắt bếp. Tra thêm một ít dầu ô-liu nữa.

Cách chế biến của mẹ chỉ đơn giản như vậy, mỗi bữa mất khoảng 30 phút chuẩn bị. Mùi vị của món nào rõ ràng món đó, không bị lẫn khi trộn vào nhau. Nấu đồ tanh thì mẹ dùng dầu cá, thêm rau gia vị phù hợp, nấu thịt thì mẹ dùng dầu ô-liu. Ben Nim trộm vía ít khi chê đồ mẹ nấu, chỉ khi nào mới ốm dậy thì các con ăn ít đi thôi.

Để tập cho Ben Nim thói quen ăn uống tốt, mẹ làm một thời gian biểu quy định giờ giấc cho từng bữa ăn hàng ngày của hai con để bà nội và cô Hạnh ở nhà làm theo. Ben Nim ăn uống rất đúng giờ và khi ăn là ngồi ghế nghiêm túc. Ben Nim không bao giờ vừa ăn vừa được xem ti vi hay cho đi rong, dần thành nếp, các con ăn chỉ 15-20 phút là xong một bữa. Nếu quá 30 phút mà chưa xong một bữa thì chỗ còn thừa sẽ được bỏ đi vì như thế tức là bữa đó con không muốn ăn, bố mẹ không ép nữa mà sẽ bù lại chỗ thiếu đó bằng những bữa ăn phụ khác. Khi mẹ xúc thìa để đút cho Ben Nim ăn thì các con cũng rất thích được tự tay cầm cán thìa. Mẹ tận dụng luôn cơ hội đó dạy con tập cách tự xúc ăn. Tuy nhiên, để tránh dây bẩn lên quần áo, mẹ vẫn giúp các con điều chỉnh đưa thìa cháo đúng vào miệng.

Gần đây, bố mẹ bắt đầu cho Ben Nim tham gia bữa cơm cùng gia đình. Các con vẫn ngồi trên ghế ăn của mình quan sát cả nhà ăn, thỉnh thoảng được bà và mẹ nhón cho vài hột cơm, mấy miếng rau thái nhỏ để tập nhai, nếu gia đình ăn những món mềm như cá, đậu phụ, vv… thì cũng cho con ăn thử luôn để biết vị khi ăn riêng biệt là như thế nào. Tết vừa rồi Ben Nim được làm quen với đủ loại thức ăn, từ bánh chưng, bánh giò đến xôi gấc, xúc xích. Thói quen ăn trái cây của Ben Nim cũng đã được điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi. Trước kia các con ăn chuối nạo, bưởi, cam, táo ép thì giờ mẹ cầm quả chuối đã bóc vỏ cho các con tự cắn, bưởi cho ăn vài tép một, cam quýt thì bóc vỏ từng múi và chia thành 3-4 miếng nhỏ đưa vào miệng để các con tự nhai, tự nuốt.

Phương pháp của mỗi mẹ có thể khác nhau nhưng có một điểm mà chắc rằng tất cả các bà mẹ trên thế giới đều giống nhau: đó là tình yêu dành cho con và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Bằng bản năng và trực giác, mỗi mẹ sẽ phải tự biết phương pháp nào phù hợp với điều kiện của gia đình mình và tốt nhất nhất cho con mình. Mẹ muốn dùng một câu cụ Báu thường dạy mẹ “kết quả đánh giá biện pháp” để kết thúc bài viết lan man này. Dù là phương pháp gì, thì kết quả vẫn phải là những đứa con khoẻ mạnh, ăn ngoan, ị tốt, phát triển đúng chuẩn.

so sánh ăn dặm kiểu Nhật và kiểu Việt Nam 2

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam do những ưu điểm hợp lý và có cơ sở khoa học. Một số đặc điểm dễ nhận biết nhất của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đó là:

- Cho bé ăn thô đúng thời điểm: Trẻ ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu làm quen với thức ăn ngay bằng cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không quấy bột. Sau này, độ thô của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp.

- Ăn riêng từng loại thức ăn: Khác với ăn dặm truyền thống, một khay thức ăn của trẻ ăn dặm kiểu Nhật bao giờ cũng đủ ba nhóm thực phẩm: Tinh bột, vitamin và chất đạm theo tiêu chuẩn “vàng – đỏ – xanh”. Những loại thực phẩm này được chế biến riêng biệt và không trộn lẫn.

- Để trẻ tập ăn nhạt, ăn dò từng loại thực phẩm từ rau củ đến thịt cá để làm quen dần.

- Tinh thần của ăn dặm kiểu Nhật: Cho bé ăn trên ghế, không ăn rong, bật tivi. Khi trẻ không ăn nữa, tuyệt đối không thúc ép nhồi nhét.

Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đó là trẻ sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn rất nhiều so với các bé theo phương pháp ăn dặm truyền thống. Thêm vào đó, việc ăn riêng từng loại thức ăn sẽ giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị của từng loại thực phẩm, không bị “hổ lốn” hỗn hợp, không nảy sinh tâm lý ngán ăn. Ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của trẻ. Và một điều quan trong nhất: đó chính là tinh thần “kiểu Nhật”: Không thúc ép trẻ ăn, không tạo tâm lý sợ hãi khi ăn uống. Thiết lập cho bé thói quen ngồi ăn ngay từ tấm bé giúp trẻ ăn nhanh và tập trung hơn.

Tuy nhiên, để cho bé theo hoàn toàn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức giai đoạn đầu. Chuẩn bị cho con từng món ăn riêng biệt, chế biến và bảo quản thường rất lích kích.

Tại Nhật Bản, mỗi khi một người phụ nữ sinh con, họ thường nghỉ hẳn việc và ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc đứa trẻ. Xã hội Nhật rất coi trọng việc mẹ chăm con và đề cao mối dây liên kết mẹ – con này. Mẹ Nhật luôn có thời gian và rất cầu kì trong việc ăn uống của con. Nếu xác định cho em bé của bạn ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ Việt cần xác định và thu xếp tư tưởng cũng như thời gian biểu hợp lý.

Giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật thứ nhất (khi bé 5-6 tháng tuổi)

Khi bé bắt đầu tập ăn, nên cho bé ăn từ ít đến nhiều: 2 ngày đầu tiên cho bé ăn một muỗng (15 ml), 3 ngày tiếp theo 2 muỗng (30 ml), 3 ngày tiếp theo 3 muỗng (45 ml), 7 ngày tiếp theo 4 muỗng (60 ml)… Bé được tập cho ngồi ghế ăn rất nghiêm túc và vui vẻ.

Gạo là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé và không gây dị ứng. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, tuần đầu tiên chỉ cho bé ăn cháo trắng nghiền nhuyễn, rây qua lưới (không nêm gia vị), đặc biệt người Nhật không tập cho bé ăn vị ngọt từ đường khi bắt đầu ăn dặm. Từ tuần thứ hai trở đi có thể cho bé ăn thêm một chút rau, củ, quả. Rau bina (còn gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi) là loại rau xanh giàu vitamin và dễ tiêu hóa nên người Nhật thường dùng để chế biến món ăn dặm cho bé (chỉ dùng phần lá, bỏ cuống). Giai đoạn này cho bé ăn cháo dạng bột tỉ lệ 1:10 (5 ml gạo + 50 ml nước).
Điều quan trọng là thức ăn cho bé phải trơn và ngon. Thức ăn của bé được nghiền thành bột, sau đó thêm bột gạo vào để tạo độ trơn thích hợp để bé dễ nuốt. Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không ăn, không nên ép bé ăn mà hãy ngừng khoảng 2-3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại. Giai đoạn này chủ yếu là tập cho bé nuốt thức ăn dạng bột, làm quen với các vị thức ăn khác ngoài sữa và làm quen với việc ăn bằng muỗng.

Muối không tốt cho thận của bé vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ. Nước dashi là loại nước dùng được nấu từ rong biển và cá ngừ khô bào mỏng, nước rau luộc được nấu từ 3 loại rau trộn lẫn (hành tây, cà rốt, bắp cải) luộc lấy nước. Hai loại nước dùng này có vị ngọt tự nhiên và giàu vitamin. Nếu áp dụng trong điều kiện ở Việt Nam thì có thể thay nước dashi bằng nước luộc thịt gà cũng có vị ngọt tự nhiên.

Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác và hải sản như tôm, cua, bạch tuộc, các loại ốc, mì sợi lúa mạch đen, thịt, sữa bò là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé. Do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.

Giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật thứ 2 (bé 7 – 8 tháng tuổi)

Đây là giai đoạn bé biết nhai trệu trạo, bé có thể đẩy mạnh lưỡi lên hàm trên để làm tan thức ăn, nên những món hấp có độ mềm như cháo không cần nghiền nhuyễn bé cũng có thể ăn được. Giai đoạn này nên tăng chủng loại thực phẩm để bé làm quen với nhiều vị thức ăn khác nhau. Thức ăn của bé chỉ cần nghiền nhỏ (không cần nghiền thành bột) và cho thêm bột gạo tạo độ trơn để bé dễ nuốt.

Có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc các loại cá có thịt màu đỏ. Nên thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Những loại rau mềm như rau bina chỉ cần nấu mềm đi một nửa là vừa. Có thể cho bé ăn mì sợi nấu mềm như cháo 1:7, cắt nhỏ sao cho bé có thể bốc ăn bằng tay. Bé rất thích nuốt mì hoặc thức ăn dạng sợi dài 2-3 cm (nui, bánh canh, phở, bún). Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7 (10 ml gạo + 70 ml nước).

Giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật thứ 3 (khi bé 9 – 11 tháng tuổi)

Ở giai đoạn này, cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính. Bé đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi. Vì vậy, thức ăn được nấu mềm sao cho bé có thể nhai bằng lợi (độ mềm như chuối là vừa). Có thể tập cho bé ăn những món ăn cứng hơn một chút. Thức ăn của bé được cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2- 3 cm để bé có thể tự bốc ăn hoặc cầm nĩa ghim thức ăn cho vào miệng.

Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng nhưng nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá nấu chín. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt. Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước).

Giai đoạn 4 (12 – 15 tháng tuổi)

Bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính cùng thời gian với bữa ăn của người lớn. Giai đoạn này bé có thể ăn được thức ăn to và cứng hơn giai đoạn trước. Có thể cho bé ăn cơm nát rồi đến cơm. Ngoài ra, tập cho bé tự ăn bằng muỗng và nĩa.

Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc ngừng cho bé uống sữa bột. Lúc này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2.5 g).

Để tập cho bé biết tự ăn, nên chế biến các món mà bé có thể tự bốc ăn như các món làm từ bánh mì lát hoặc cơm nắm. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn hơn.

Ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW)

so sánh ăn dặm kiểu Nhật và kiểu Việt Nam 3

Ăn cùng bé, cùng lúc, cùng bàn là tinh thần chính của phương pháp ăn dặm này. Không có quấy bột, cũng không có cháo loãng. Trẻ ăn ặn theo phương pháp BLW sẽ tự ăn và ăn thô y như người lớn ngay từ lần ăn dặm đầu tiên. Không lo việc trẻ không răng sẽ không nhai nhá được gì. Con hoàn toàn có thể dùng lợi để nghiền thức ăn. Mặt khác, trẻ giai đoạn này sữa vẫn là thức ăn chính. Do đó ăn dặm chỉ để bé làm quen với các loại thực phẩm. Mẹ cho con ăn dặm theo BLW thường không quá chú trọng vào việc ban đầu con ăn được bao nhiêu mà tập trung vào việc dạy bé tập nhai.

Đặc điểm thứ hai cực “lạ” của BLW, đó là không thìa, không xúc, không bát đũa. Mẹ sẽ chuẩn bị cho con những thức ăn nguyên miếng được hầm mềm như: Vài miếng cà rốt, súp lơ, cơm nát nắm viên, lườn gà trắng xé nhỏ, cá gỡ xương, miếng chuối, bơ, táo hấp mềm… và để thẳng trên mặt bàn ăn của trẻ. Bé sẽ ăn bốc, tự cầm tay những thức ăn mình yêu thích để cho vào miệng. &Ldquo;Baby leads” có nghĩa là để con tự chỉ huy, tự quyết định mình sẽ ăn gì.

Thời gian đầu, trẻ có thể sẽ không ăn, cầm ném thức ăn lung tung, thậm chí bóp nát, cho vào miệng mút rồi vứt…..Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian làm quen với thực phẩm, con sẽ tự hình thành phản xạ cắn, nhai rồi nuốt. Từ đó, tiến thẳng đến giai đoạn tự mình xúc thìa.

Khi nào có thể cho bé bắt đầu ăn dặm theo phương pháp BLW?

6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm theo phương pháp BLW. Lúc này, bé đã có thể tự ngồi hoặc ngồi với sự hỗ trợ của người lớn khá vững, có thể điều khiển tay một cách linh hoạt, hệ tiêu hóa và miễn dịch trưởng thành hơn cũng cho phép bé tiếp nhận thêm nhiều thức ăn lạ ngoài món sữa của bé. Vì bắt đầu từ 6 tháng nên bé hoàn toàn không cần đến việc đút muỗng. Bé có thể dùng tay để đưa thức ăn vào miệng.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm BLW này có thể kể đến:

- Tạo điều kiện cho bé khám phá mùi vị, kết cấu, mầu sắc của mỗi loại thức ăn riêng biệt

- Giúp trẻ phát triển phối hợp tay-mắt, sự khéo léo và kỹ năng nhai

- Trẻ sẽ có khả năng tự cầm thìa xúc từ rất sớm rất

- Cho phép bé ăn với khối lượng bé cần, theo thời gian của riêng bé, do đó tạo được thói quen ăn uống tốt sau này

- Mẹ không cần tốn thời gian chuẩn bị đồ ăn riêng cho con vì bé sẽ ăn ngay như một thành viên trong mâm cơm gia đình. (Có chăng thức ăn của con sẽ được nấu nhừ hơn một chút).

Tuy nhiên, vì sao BLW vẫn khiến các mẹ e dè? Có lẽ do phương pháp này rất dễ vấp phải những phản đối từ quan niệm của các thế hệ đi trước. Nhất là với những gia đình có mục tiêu muốn trẻ tăng cân nhanh, tăng cân nhiều thì phương pháp này sẽ rất dễ gây xung đột bởi trong vài tháng đầu tập ăn bốc BLW, trẻ sẽ chỉ làm quen với thức ăn và ăn rất ít. Thêm một “yếu điểm”: trẻ mới ăn dặm nếu ăn ngay đồ ăn thô miếng rất có thể sẽ dẫn tới hóc nghẹn. Thức ăn bốc để ngay trên bàn ăn đòi hỏi mẹ phải thường xuyên lau dọn vì mỗi lần trẻ ăn xong sẽ rất bừa bãi, nếu không chú ý vệ sinh còn có thể dẫn tới tiêu chảy.

ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, về cơ bản phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật có nhiều nét tương đồng. Điểm khác biệt là thời gian bắt đầu cho trẻ ăn thô theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sớm hơn so với phương pháp ăn dặm truyền thống. Theo đó, ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu cho trẻ ăn cháo hạt khi bé được 7-8 tháng, ăn cơm khi trên 1 tuổi; ăn dặm truyền thống là ăn cháo hạt trên 1 tuổi, ăn cơm trên 2 tuổi.

Theo ThS Hải nếu mẹ nào cho trẻ thực hiện theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được rất tốt. Tuy nhiên, trên thực tế không phải cứ muốn là có thể áp dụng phương pháp này. Có những trẻ thích ăn thô sớm, có khi chỉ 10 tháng đã muốn ăn cơm nhưng có những trẻ lại không thích ăn thô, đến hơn 1 tuổi vẫn chỉ chịu ăn các thức ăn xay nhuyễn. Gặp phải những trường hợp này, các bà mẹ không thể cứng nhắc áp dụng theo một phương pháp. &Ldquo;Tôi đã từng gặp có những bà mẹ tập cho ăn ăn dặm kiểu Nhật hàng tháng trời nhưng bé không chịu hợp tác, bé được 9 tháng nhưng không chịu ăn cháo hạt, ăn vào là nôn, chỉ ăn các thức ăn đã được xay”, ThS Hải chia sẻ.

Do đó, chuyên gia dinh dưỡng này khuyến cáo các mẹ nên khéo léo, vừa cho con ăn dặm vừa chú ý đến sự hợp tác và nhu cầu của trẻ. Với trẻ không thích ăn thô, các mẹ không thể cứ cứng nhắc áp dụng theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được, bởi trẻ có thể bị bỏ đói dài dẫn tới suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này mẹ cần kiên trì, tập cho bé dần quen, có thể xen kẽ bữa ăn thô và ăn nhuyễn.

Còn với phương pháp ăn dặm chỉ huy (BLW), ThS Hải cho rằng, không nên bởi nếu với trẻ còn ít tháng việc ăn các thức ăn thô như người lớn ngay từ đầu là không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
 

Chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm theo phương pháp BLW của các mẹ

 

Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW ngày càng được các mẹ yêu thích và áp dụng. Tuy nhiên, nhiều mẹ còn phân vân không biết kiểu ăn dặm hiện đại này có phù hợp với trẻ em Việt Nam không. Mời các mẹ tham khảo chia sẻ kinh nghiệm của các mẹ đã thành công trong việc dạy con ăn dặm theo phương pháp BLW nhé.

Mời các mẹ tham khảo chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm theo phương pháp BLW của mẹ bé Minh Nguyên nhé:

Nhờ cách ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby Led Weaning), con tôi đã có thể tự cầm thìa xúc cơm khi mới 11 tháng tuổi.

Tôi có đọc bài viết Phương pháp ăn dặm BLW và ăn dặm kiểu Nhật – So sánh ưu và khuyết điểm và cảm thấy vô cùng tâm đắc. Đúng là theo tôi, cho con ăn dặm theo phương pháp nào không quá quan trọng. Chủ yếu là mẹ thấy bé hợp với phương pháp nào, mục đích, mục tiêu nuôi dạy con trẻ của mẹ ra sao. Bản thân tôi cũng không quá chú trọng vào cân nặng của trẻ, và cũng rất “hãi” để con phải rơi vào cảnh vừa ăn cơm vừa ăn quát.

Đã có thời gian từng sống và du học nước ngoài, tôi và chồng rất hâm mộ và ủng hộ các phương pháp nuôi dạy trẻ của người phương Tây, đặc biệt là trong chuyện ăn uống của con. Khi Tép – con gái tôi đến tuổi ăn dặm, chúng tôi đã thống nhất với nhau sẽ cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy Baby Led Weaning (BLW). Tôi biết, đã từng có rất nhiều mẹ Việt biết đến phương pháp ăn dặm BLW này. Một số e dè, một số ủng hộ. Ngay trong trường hợp của tôi, khi dự định cho bé ăn dặm tự chỉ huy, bản thân cũng đã nhận được rất nhiều lời can ngăn. Tuy nhiên theo tôi, nếu ai đã từng thực hiên BLW thất bại và sai sót, ấy là do bản thân mẹ chưa kiên nhẫn, kiên trì trong việc tập cho con, kiến thức nuôi con trang bị chưa đủ. Tôi xin chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm và trải nghiệm của chính bản thân mình khi bắt đầu cho con ăn dặm tự chỉ huy.

phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW 1

Cần nói, lần đầu làm mẹ, lại quyết định nuôi con theo phương pháp “chẳng giống ai” này, tôi cũng khá lo lắng. Theo tôi, để ăn dặm được theo phương pháp BLW, con cần đủ 6 tháng tuổi. Đó là thời điểm thích hợp để bé có thể tự ngồi và khả năng cầm đồ vật cũng dần hoàn thiên. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, chúng tôi rất băn khoăn vì tại sao Tép chưa mọc răng. 6 tháng con chưa nhú răng liệu có thể ăn dặm BLW được không? Sau khi tìm hiểu, tôi được biết, trẻ tập ăn dặm BLW không nhất thiết phải có răng để nhai. Con hoàn toàn có thể nghiền thức ăn mềm bằng lợi của mình. Vậy là, tôi quyết tâm cho Tép bắt đầu ăn dặm.

Vật dụng ban đầu cũng chẳng cần gì nhiều. Chúng tôi sắm cho Tép một chiếc ghế ăn cao, có bàn ăn rộng và vài cái yếm nhựa. Bỏ qua bột, bỏ qua thìa và những vật dụng lích kích khác như máy xay, bàn mài, tôi chuẩn bị cho con ăn dặm ngay trên bàn với thức ăn như người lớn. Món đầu tiên tôi chế biến cho Tép là khoai lang hấp mềm và chuối. Thời gian đầu, con chỉ gặm mút chút đỉnh. Suốt 2 tuần đầu mới tập, Tép quăng tất cả, ko biết đưa lên miệng ăn. Tôi cũng hạn chế không để quá nhiều đồ ăn lên bàn của Tép để tránh làm bé phân tâm. Càng không cố uốn tay con đưa thức ăn vào miệng. Tôi đã có những lúc cực lo sợ khi thấy Tép cả ngày không ăn uống gì. Một mặt, tôi luôn niệm “thần chú” rằng ‘thức ăn cho trẻ tại thời điểm này chỉ là làm quen’. Mặt khác, tôi vẫn cho con ti mẹ ngay sau đó. Dần dần, khi đã “chơi” chán với thức ăn, Tép bắt đầu biết nhai và nuốt. Tất nhiên, chũng tôi cũng có những ngày vui và những ngày buồn. Có hôm, Tép chẳng ăn gì chỉ toàn ti mẹ. Nhưng ngay sau hôm đấy, con như “phát cuồng” với món súp lơ hấp mềm và miếng cá lọc xương mà tôi chuẩn bị cho bé.

phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW 2

Cũng phải nói, trẻ ăn theo phương pháp BLW sẽ rất dễ bị nôn ọe. Tép đã từng bị ọe tới 4 lần chỉ trong một bữa ăn vì cố nhai quả lê. Tuy nhiên, nôn ọe khác với nghẹn và nghẹt thở. Trẻ ọe ra là một dấu hiệu tốt. Con đang dần biết nhai và tập hình thành những phản xạ mới. Cơ thể và não bộ của bé sẽ dần tự biết điều chỉnh để khiến trẻ nhai lâu và kỹ dần hơn qua mỗi lần ăn. Nếu Tép bị ọe ra mà vẫn tiếp tục ăn ngay sau đó, tôi cũng không hề cấm cản. Để đảm bảo an toàn, tôi thường cho bé uống kèm chút nước khi ăn các món nhiều chất bột như cơm nắm, khoai tây hấp…Đôi khi, tôi cũng thấy nguyên miếng rau xanh ngắt Tép ăn buổi trưa “tái xuất” trong chiếc bỉm tôi thay cho bé. Điều này cũng hoàn toàn bình thường. Trẻ nhỏ mới tập ăn, khi cơ thể không tiêu hóa hết, thức ăn sẽ được đẩy ra ngoài.

Khó khăn thì vô vàn như vậy nhưng kết quả tôi nhận được thì cũng vô cùng “ngọt ngào”. Tép giờ đây đã 11 tháng, con tự biết cầm thìa xúc cơm. Khả năng cầm nắm và điều khiển đôi tay của Tép thay đổi rõ rệt là điều làm tôi tự hào nhất. Ngoài ra, nếu ăn dặm truyền thống dạy trẻ nuốt rồi với tập nhai thì BLW lại giúp Tép tập nhai rồi hẵng tập nuốt. Trong khi con bạn bè tôi vẫn còn đang cơm nhá, cháo xay, Tép đã có thể ăn thức ăn thô “rau ráu” cùng bố mẹ. Buổi sáng, con tự ăn bánh mì với trứng và pho mát. Buổi tối ăn cơm, con đã biết xé nhỏ miếng lườn gà để ăn, biết cấu ngắt rau, dùng răng xé thức ăn thành mẩu nhỏ vừa miệng. Trái cây thì tự cầm dĩa xiên rồi tự đút. Tôi cực hài lòng và thậm chí còn “mê mẩn” phương pháp ăn dặm BLW. Vấn đề quan trọng nhất tôi cảm nhận được với BLW đó là cả tôi và Tép thì luôn tìm được niềm vui trong từng bữa ăn.

phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW 3

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm áp dụng phương pháp ăn dặm BLW cho con mình

Kinh nghiệm áp dụng phương pháp BLW của mẹ cu Ken:

Nếu cho bé tập thì ọe sẽ giảm dần. Con mình mấy ngày đầu cũng ọe, thỉnh thoảng nôn, nhưng giờ cũng giảm nhiều rồi. Và để bé tập thì bé sẽ biết cách điều chỉnh thìa, thức ăn không quá sâu gây ọe. Con mình bình thường mút tay cũng ọe chứ không phải là đút thìa đâu. Mình không dùng thìa gì quá đặc biệt cả. Tất cả đều là đồ bình thường thôi. Không nên làm cho bé cảm thấy sự khác biệt. Nếu dùng thìa đặc biệt, sau này lại mất thời gian chuyển sang thìa bình thường. Trước hết là nên tập bình tĩnh khi con nôn. Mình thì còn thấy mừng là con ọe và nôn được, chứng tỏ bé phản ứng được với những thứ bất bình thường. Chú ý là ọe, nôn xong bé không sợ. Như con mình ọe xong, lại cầm thức ăn nhét vào như không có gì xảy ra. Còn khi bé nôn thì tuy bé không sợ nhưng mình cho nghỉ một lúc lại chiến đấu tiếp.

Đây mình hỏi bạn muốn an tâm gì? Con có đủ no không? Lượng con ăn vào bao nhiêu? Mình nghĩ là bước đầu bạn vẫn duy trì đút thìa cho con vào các bữa chính, cho con bốc vào các bữa phụ, rồi giảm dần. Bạn nên cho con bú trước nửa tiếng đến 1 tiếng, khi bé nhìn thấy thức ăn sẽ ko bị cuống. Và nếu bé có bị nôn thì cũng sẽ ko bị nôn hết phần sữa đã bú (sau 1 tiếng thì sữa cũng tiêu gần hết rồi).

Mình thì thấy bất cứ phương pháp nào cũng phải kiên trì. Nếu bé chưa thích, chưa hợp tác thì dừng khoảng 1-2 tuần rồi tập lại. Nếu bé ko thích 1 loại thức ăn nào đó thì bạn dừng 1 thời gian rồi giới thiệu lại cho bé. Trẻ con cũng nhanh quên lắm.

Bé nhà mình sinh non 6 tuần, lúc sinh chỉ có 1.9kg thôi. Giờ bé 6.5 tháng 6.8 kg và bé bú mẹ hoàn toàn.

phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW 4

Chia sẻ của mẹ Ngọc Huyền:

BLW khác hẳn Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật vẫn phải nấu riêng và đút thìa. Còn BLW là hoàn toàn để bé tự ăn, không có can thiệp, giúp đỡ của người lớn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không phù hợp ở Việt Nam đâu vì trong vài ba tháng đầu, thậm chí sau 1 tuổi có thể bé sẽ chẳng ăn được gì mà chỉ nghịch thôi. Tất nhiên trong quá trình nghịch bé sẽ tự học cách cầm, đưa vào miệng, nhai, nhổ ra, nuốt…

Nếu mẹ nào thích con ăn nhiều (1 bữa phải 1 bát, 2 bát gì đó) thì sẽ không chịu được phương pháp này đâu. Còn nếu mẹ nào ko sốt ruột, tự tin vào con, không chịu áp lực từ bất kỳ ai thì hãy nên thử vì tiến độ chậm, nhưng thoải mái, ko phải lo nấu nướng, nhồi nhét con ăn.

Nhưng cho dù phương pháp nào đi nữa thì cũng phải kiên trì. Trẻ con hôm nay ăn ngoan, mai chán ăn là chuyện thường. Và dưới 1 tuổi thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, ăn dặm chỉ là giới thiệu, làm quen mà thôi.

Chia sẻ của mẹ Thùy Vân về phương pháp ăn dặm BLW:

Không bao giờ là muộn để áp dụng BLW cả. Kể cả các mẹ muốn kết hợp cả đút thìa cả BLW cũng không sao. Mình cũng chỉ nói rõ là BLW không giống Ăn dặm kiểu Nhật. Mặc dù Ăn dặm kiểu Nhật theo mình là rất tiến bộ so với ăn dặm kiểu Việt Nam rồi Tuy nhiên mình thấy vẫn còn quá lích kích trong khâu nấu nướng. Bản thân mình không thích ăn cháo nên mình cũng không nghĩ con mình cũng thích bắt đầu từ cháo

Còn BLW thì không phải mới, nhưng mới được đưa trở lại thành một xu hướng thôi (giống như xu hướng quay lại không dùng sữa bột, cho con bú mẹ, không dùng tã giấy, cho con ngủ chung…) Nói chung là xu hướng quay về với tự nhiên, giảm bớt các sản phẩm công nghiệp và áp lực với trẻ con (như ép ăn, cho con khóc đến khi mệt thì ngủ…)

phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW 5

Kinh nghiệm áp dụng phương pháp BLW cho con của mẹ bé Susu

Các mẹ ơi những ngày đầu bé ăn rất ít. Chủ yếu mới là mút, cắn, “nhai” (lấy lưỡi đẩy sang 2 bên). Dinh dưỡng hàng ngày vẫn là sữa mẹ (bé bú theo nhu cầu).

Bé ọe là hoàn toàn bình thường. Bé không thể nuốt ngay được, phải có thời gian tập luyện chứ. Các mẹ nên cho bé ăn sau khi bú hoặc sau khi ăn kiểu Nhật từ nửa tiếng – 1 tiếng. Như vậy bé không bị đói khi nhìn thấy thức ăn sẽ cuống quýt vồ lấy nhưng bực tức vì không biết ăn thế nào (không cầm được, không cho vào mồm được) và không bị nôn thức ăn đã ăn ra. Tuy nhiên mỗi bé mỗi khác, có bé ọe nhiều, có bé ọe ít. Như con mình nó chị ọe mấy hôm đầu thôi, gần đây thì gần như là không ọe nữa (chỉ ọe khi đưa thức ăn vào quá sâu). Nếu bẹ ọe xong mà tỏ vẻ sợ hãi, khóc thì các mẹ dừng ăn thô khoảng 1-2 tuần rồi hãy tập lại. Còn bình thường bé sẽ ko sợ. Như con mình thì ọe xong lại bốc thức ăn vào mồm, không hề quan tâm đến ọe.

Các mẹ nhớ là khi cho con ăn gì con phải được ngồi thẳng lưng. Nếu bé ngồi chưa vững thì em có thể chèn khăn bông ở sau lưng, 2 bên. Như con mình ngồi chưa vững cũng phải chèn như vậy, nhưng chỉ sau 1 tuần bé đã ngồi thoải mái hơn, không bị đổ nghiêng ngả. Tuy nhiên vẫn phải chèn.

Mình cũng không chuẩn bị đồ riêng gì cho con cả. Hằng ngày nấu cơm gì thì lấy ra cho con một ít, còn lại của bố mẹ thì cho mắm muối vào. Tối còn thừa rau, thức ăn thì để vào tủ lạnh trưa cho con ăn tiếp. Thường con mình vui vẻ ăn buổi sáng, trưa. Bữa tối thì thường nhanh chán vì buồn ngủ. Khi nào con cầm thức ăn vứt đi thì nghĩa là xong bữa, bế ra khỏi ghế chuẩn bị đi tắm. Hôm nào ngồi vào ghế không thích mà khóc lóc thì đứng dậy luôn, không phải ăn nữa. Khi ăn thì mình chỉ bỏ 1,2 miếng trước mặt thôi, không để nhiều. Để nhiều thì con hay bị phân tán, đang cầm cái này lại ngó cái khác.