RSS

Cô bé bị lãng quên


Dành chút thời gian để lắng nghe, để suy ngẫm, để quan tâm đến những đứa trẻ của chúng ta...

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé dưới 6 tháng tuổi


Ngay từ khi bé mới chào đời, ba mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, giao tiếp với bé. Tiếng nói quen thuộc, yêu thương của ba mẹ sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm, làm quen nhanh với môi trường xung quanh và phát triển trí tuệ tốt hơn. Một vài bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp ba mẹ và bé có những cuộc trò chuyện vui vẻ, từ đó kích thích khả năng ngôn ngữ cho con:
1. Bế và nhìn thẳng vào mắt bé
Từ lúc bé lọt lòng đến một tháng tuổi, ba mẹ có thể kích thích sự phát triển các giác quan của bé bằng cách hát cho bé nghe hoặc nói chuyện với bé. Để kích thích các giác quan phát triển một cách toàn diện, ba mẹ nên bế bé sao cho mặt mình cách mặt bé khoảng 20-25cm và luôn nhìn thẳng vào mắt bé. Ba mẹ có thể tạo sự chú ý cho bé bằng cách vừa nói chuyện, vừa mỉm cười và vỗ nhẹ vào lưng bé. Điều này không chỉ giúp bé hoàn thiện thính giác mà còn kích thích xúc giác và thị giác của bé.
MJN_VNE_Subpage_Tro_Choi_Tri_Tue_Cho_Be_
Bế bé sao cho mặt bạn cách mặt bé khoảng 20-25cm và luôn nhìn thẳng vào mắt bé để giúp bé hoàn thiện thính giác, kích thích xúc giác và thị giác của bé phát triển.
2. 'Va chạm' với bé càng nhiều càng tốt
Từ 2 tháng tuổi, bé rất thích được nghe mẹ hát ru trong khi bế bé và đu đưa bé trên tay. Đôi lúc, mẹ có thể "đổi vị" cho bé bằng cách đặt bé nằm trong nôi bập bênh hoặc ghế rung để cầm hai tay hoặc hai chân của bé múa theo tiếng hát ru của mẹ. Mẹ nên dùng các ngón tay cù vào bụng, vào lòng bàn tay, bàn chân của bé thật nhẹ nhàng và cùng cười với bé. Đây là một trong những cách hiệu quả giúp bé phát triển vận động tay chân cũng như chức năng của các giác quan.
MJN_VNE_Subpage_Tro_Choi_Tri_Tue_Cho_Be_
Ba mẹ có thể tạo sự chú ý cho bé bằng cách vừa nói chuyện, vừa mỉm cười và vỗ nhẹ vào lưng bé.
3. Luôn đáp lại các 'thông điệp' của bé
Đến 3 tháng tuổi, ngôn ngữ của bé đã có những bước phát triển vượt bậc, ba mẹ nên nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, nhất là luôn đáp lại những tiếng ê, a, ọ, ẹ của bé bằng cách lặp lại những âm thanh mà bé phát ra. Bé sẽ nằm và chăm chú nhìn vào miệng của ba mẹ để bắt chước. Sự đón nhận và hưởng ứng của ba mẹ với các "thông điệp" mà bé đưa ra sẽ khích lệ bé rất nhiều, khiến bé có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn và phát triển ngôn ngữ nhanh hơn.
4. Cho bé chơi cùng đồ chơi
Khi 6 tháng tuổi, não của bé đã đạt 50% trọng lượng não bộ của người trưởng thành, vì vậy, bé đã có khả năng học hỏi tốt khi "tương tác" với cha mẹ. Lúc này, bé đã có thể nói những từ đơn giản như  "ba", "Mama", biết dang tay đón người khác bế mình và thích thú với đồ chơi.
Đồ chơi phù hợp với bé dưới 6 tháng tuổi là nhà hơi, lục lạc, các đồ chơi đung đưa, đặc biệt là các đồ vật, đồ chơi có màu sắc tương phản mạnh (đỏ, đen, trắng). Đặc biệt nhà hơi không chỉ là đồ chơi khiến bé rất thích mà còn có thể sử dụng thay cho cũi được. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những trò chơi giúp phát triển thị lực rất tốt cho bé, vì thị lực chính là thước đo cho sự phát triển trí não trong năm đầu đời. Ba mẹ có thể cho bé nhìn những đồ vật có màu sắc tương phản mạnh ở khoảnh cách 32cm rồi quan sát sự chú ý của bé. 
thamchoitreocui-48474
Tôi yêu baby của tôi

Nhật kí của mẹ



Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con chào đời,
Ấp trong đáy lòng, có chăng tiếng cười của một hài nhi đang lớn dần?
Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy hình hài nhỏ bé như thiên thần,
Tiếng con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhòa, cám ơn vì con đến bên Mẹ...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!
Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng!
Nhìn Cha con, Cha đang rất vui, giọt nước mắt lăn trên khóe môi,
Con hãy nhìn kìa, Cha đang khóc vì con...

Một ngày tỉnh giấc, rồi Mẹ chợt nghe, vụng về con nói câu:"Mẹ ơi!"
Chiếc môi bé nhỏ thốt lên bất ngờ, khiến tim Mẹ vui như vỡ òa...
Đây là mặt đất, này là trời cao, đây là nơi đã sinh ra con,
Bước chân bé nhỏ bước đi theo Cha, bước chân đầu tiên trên đường đời...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con biết bao!
Hãy cứ đi, Mẹ bên con, dõi theo con từng bước chân...
Ngày mai sau khi con lớn khôn, đường đời không như con ước mơ,
Hãy đứng lên và vững bước trên đường xa...

Ngày đầu đến lớp, Mẹ cùng con đi, ngập ngừng con bước sau lưng Mẹ,
Tiếng ve cuối hè, hát vang đón chào, ánh mặt trời soi con đến trường...
Ngày ngày đến lớp, dần dần con quen, bạn bè, Thầy Cô yêu thương con,
Bé con của Mẹ vẫn luôn chăm ngoan, khiến cho Mẹ vui mãi trong lòng...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều!
Những khuya ôn bài, con thức, xót xa tim Mẹ biết bao!
Từng kỳ thi nối tiếp nhau, tuổi thơ con trôi qua rất mau,
Ước chi con Mẹ mai sau sẽ thành công...

Tôi yêu http://babycuatoi.vn

Cùng Baby của tôi dạy trẻ biết cách sống hòa thuận

Thói ghen tị là một trong những thể hiện tâm lý của trẻ làm cho các bậc cha mẹ rất "đau đầu" và khó xử. Nắm bắt được nỗi lòng của các bậc phụ huynh, Babycuatoi.vn đã mở một cuộc thi ảnh " Anh chị em hòa thuận" trên fanpage BABY CỦA TÔI với tiêu chí xây dựng một diễn đàn chia sẻ cho những ông bố bà mẹ những kinh nghiệm và bí quyết  về việc nuôi dạy và bồi dưỡng cách ứng xử cho trẻ.


Qua cuộc thi, rất nhiều bố mẹ tỏ ra rất lo lắng về việc các bé thường hay ghen tị với anh em hay bạn bè. Các bé thường hay biểu hiện bằng những hành động không đẹp như giật đồ, đánh em (bạn) hoặc chửi tục.

Bạn Đỗ Thi Như Hoa cho rằng "Ghen tỵ là một trạng thái tình cảm hết sức tự nhiên và bình thường ở trẻ nhỏ, khi lần đầu tiên bé thấy mẹ bế bé khác. Bởi vì, khi đó bé thường có suy nghĩ rằng: cha mẹ là của riêng mình, vì bé không có “đối thủ” cạnh tranh hay chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ nên bé sẽ tỏ thái độ như vậy. Mẹ hãy giải thích cho con hiểu rồi bé sẽ hiểu ra thôi."


Trung Huyền Bé cũng đồng tình với quan điểm: " Bé còn nhỏ nên phản ứng vậy là bình thường. Theo mình bây giờ chưa thể lý sự với bé ngay được mà phải giải thích từ từ thôi"

Thiên Thần Bé Nhỏ lại đưa ra ý kiến "mềm mỏng" hơn: " Đây là lứa tuổi làm cho các bậc phụ huynh đau đầu nhất đây, suốt ngày mà xoay quanh cái vụ cãi nhau của các bé cũng đủ để phụ huynh rối trí, cứ để cho các bé tự do tranh giành, và tự do chơi với nhau, khi nào quá lố thì phụ huynh hãy can ngăn, chúng gây sự với nhau đến 1 phút thì lại huề rồi, nên phụ huynh đừng lo lắng, tuổi này mình nghĩ bé nào cũng thế thôi"

Ba mẹ chẳng “vô can”



Nguyên nhân khiến trẻ ghen tỵ có thể do các yếu tố chủ quan thuộc về trẻ hoặc khách quan do chính bố mẹ và người xung quanh.
Trước hết, việc trẻ cảm thấy mình bị đối xử phân biệt, không được thương yêu nhiều bằng các anh chị em còn lại có thể là do chính trẻ tự thổi phồng cảm nhận của mình và tưởng tượng ra sự bất công trong gia đình. Tuy nhiên, cảm giác này nếu được gia đình can thiệp kịp thời cũng sẽ nhanh chóng được xua tan. Như vậy, người trong gia đình cần xem lại thái độ cư xử của mình với đứa con đang sợ bị cho “ra rìa” kia.

Hãy dạy các con biết hòa thuận, vui chơi với nhau

Xét về yếu tố ngoại cảnh với các em, có thể nói nhiều phụ huynh đã thiếu khéo léo trong ứng xử với con cái.


Bạn Hoang Lee chia sẻ :" bố mẹ nện cho con chơi chung với các bạn nhiều hơn đi, con vừa chơi, bạn vừa quan sát con và chỉ con những cách ứng xử với bạn bè và anh chị em"

Bạn Trung Huyen Bé có cách giải quyết khá hay: "Những thứ mà khi mua mình nghĩ có thể con sẽ dành nhau thì mẹ hãy mua luôn 1 cặp mỗi người 1 cái (nhớ mua cùng màu, cùng mẫu mã luôn)"

Còn Bạn Thiên Thần Bé Nhỏ cho rằng phải uốn nắn ngay khi con còn nhỏ: " Khi bé tranh hết đồ chơi của bạn mỗi lần như vậy hãy ôm bé vào lòng nói rằng con cho chị chơi cùng thì chị sẽ yêu con, bé cho bạn một đến nhiều lần dần bé sẽ quen, còn riêng vấn đề đánh bạn thì mẹ phải nghiêm khắc vào mẹ,vì sau này bé đi học rất dễ đánh bạn bè. Mỗi lần đánh bạn mẹ hãy đánh vào tay bé thật đau, lần sau bé chừa ngay, không thương con được đâu, trẻ con rất dễ dậy nhưng phải dậy từ đầu"

Dù hiện tượng ghen tỵ của trẻ là do chủ quan hay khách quan, không thể chỉ đưa con đến chuyên gia tư vấn tâm lý là đủ bởi gia đình chính là nhân tố tích cực và hiệu quả nhất để “chữa” vấn đề này cho trẻ.

P/s: Ông bố bà mẹ nào cũng có tâm lý chung là muốn con mình sau này trở thành một con người tốt, vì thế các bạn hãy quan tâm đến suy nghĩ và hành động của của con bạn ngay từ khi bé còn nhỏ. Ngay bây giờ bạn có thể cùng chúng tôi chia sẻ những bí quyết về cách nuôi dạy trẻ tại fanpage Baby của tôi nhé!

TÔI YÊU BABY CỦA TÔI !!!


Ru con

"Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,         
Con chưa biết con cò, con vạc,
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân."



Trước sự bùng nổ của thông tin, thời đại số hóa toàn cầu, thì các bà mẹ ngày nay không còn ru con bằng những câu hát ru êm ái, dịu ngọt. Thay vào đó là cho con nghe nhạc hip-hop, rung, lắc, quát tháo… Ngày nay, người ta quên mất chính tiếng hát ru sẽ giúp trẻ mau ngủ và có những giấc ngủ say, ngon lành.
Hát ru có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Từ thời này qua thời khác, từ miền ngược đến miền xuôi, không nơi nào không có tiếng mẹ ru con ngủ. Tiếng hát ru không thể thiếu được trên cánh võng, bên vành nôi đong đưa, trên đôi tay trìu mến của mẹ. Mỗi dân tộc có một làn điệu hát ru của riêng mình. Nhưng dù thuộc dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu ngọt của mẹ hiền.

Những lời ru ấy đẹp lắm, đáng yêu lắm, cho con giấy ngủ bình yên

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.
Gió mùa thu… Mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm
Hỡi chàng… chàng ơi!
Hỡi người… người ơi!
Em nhớ tới chàng… Em nhớ tới chàng!
Hãy nín! nín đi con!
Hãy ngủ! ngủ đi con!
Con hời… con hỡi…
Con hỡi… con hời… hỡi con!…
——–
* Con cò mà đi ăn đêm
À ơi …
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
À ơi
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi…
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con
* Cái ngủ
Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về
Bắt được con cá rô trê
Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn
Cái ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng ba
Mèo già bắt được mèo ốm phải đòn
Mèo con ăn vạ, con quạ chết trôi
Con ruồi đứt cánh, đòn gánh có mấu
Cây trẩu có hoa, cây cà có trái
Con gái có chồng, đàn ông có vợ
Kẻ chợ có con..
——-
công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
à ơi… 


 Tôi yêu Baby của tôi <3

Câu truyện về đôi giầy trượt patin

Dinah là một cô bé có bản chất tốt, nhưng lại rất lười biếng. Cô không muốn làm việc, thậm chí đến bây giờ cũng chưa từng thích làm gì. Suốt ngày cô bé cuộn mình trong một góc ấm nào đó, cả trong những ngày nắng đẹp.
Mẹ Dinah rất mong muốn con gái bé bỏng của mình có thể học chữ, thế là bà mời một giáo viên đến dạy cho Dinah cách đọc và viết. Nhưng rồi, sau nhiều ngày nỗ lực, cô giáo đã phải thốt lên rằng: “thật vô ích! Dinah sẽ không thể học đọc được. Không phải em kém thông minh mà là quá lười biếng”.

Vài ngày sau, có một anh chàng từ Massachuset xuất hiện ở thị trấn. Anh ta mang theo một thứ mà không người hàng xóm hay bất cứ ai trong vùng từng nhìn thấy. Đó là một đôi giày trượt patin.
Dinah nhìn thấy anh chàng này lướt vèo vèo trên phố. Cô bé rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao anh ta lại có thể làm xiếc như vậy. Dinah mê mải chạy theo chàng trai như một con mèo đuổi theo miếng mồi. Đôi mắt đen của cô lấp lánh như chưa bao giờ háo hức đến vậy.
Một ngày kia, anh ta đã cho Dinah đi thử đôi giày trượt patin của mình. Cô bé vui sướng không nói lên lời. Tất nhiên, khi trượt, cô bé ngã liên tục, và nằm xõng xoài dưới sàn nhà. Nhưng cô bé chả bận tâm đến việc đó.
- “Dinah này” – anh chàng nói – “Dì của anh đã từng dạy em tập đọc đúng không?”
- “Vâng ạ!” – Dinah vội vàng đáp.
- “Vậy tại sao em không học?” – Anh ta hỏi – “Trông em đâu có vẻ là có vấn đề với việc tập đọc, nhỉ? Thế này nhé, nếu vào ngày đầu tiên của năm mới mà em đã có thể đọc được, anh sẽ mua tặng em một đôi giày trượt hàng Boston. Chịu không?”
Dinah tròn mắt, cô bé không nói gì, mãi sau mới cất giọng quả quyết:
- Chắc chắn em sẽ có được đôi giày trượt patin đó!
Dinah đã làm được. Cô tập trung vào việc học đọc với một quyết tâm và sự chăm chỉ hiếm có. Ngay cả cô giáo trước đây cũng phải ngạc nhiên khi dạy cô bé đọc. Dinahtiến bộ nhanh, đọc rất tốt và lưu loát. Cô bé viết chữ “Trượt” in đậm lên một mẩu giấy và dán nó lên tường ngay trước mặt. Mỗi khi cảm thấy không muốn học là cô lại nhìn lên mẩu giấy ấy. Lập tức, quyết tâm lại dâng lên và cô bé lao vào học.
Vào sáng ngày đầu tiên của năm mới, Dinah đã nhận được bưu kiện gửi đến, trên đó có ghi hàng chữ to đùng:
GỬI CÔ DINAH MORRIS
Từ bà Lawrence Delaney,
NEW ORLEANS, LA
“Nếu em đọc được những chữ ghi ở ngoài, em sẽ có được cái bên trong bưu kiện”
Dinah đã đọc to từng chữ một cách rõ ràng và nhanh chóng. Và cô bé đã có đôi giày trượt patin của riêng mình. Giờ cô đã hiểu, phải học tập và làm việc chăm chỉ thì mới có thứ mình muốn. Từ đó, Dinah không còn thích cuộn mình vào một góc nữa. Cô thích học, thích đọc và thỉnh thoảng lướt vèo vèo trên phố cùng đôi giày patin của mình.


P/s: Còn bạn, bạn có muốn sở hữu một đôi giầy patin tuyệt vời giống như Dinah không. Hãy lựa chọn một đôi cho mình tại Babycuatoi.vn nhé!!!

TÔI YÊU BABY CỦA TÔI <3

Viết cho con

Có con, mẹ đã mạnh mẽ hơn. Cảm ơn con, thiên thần của mẹ <3


Ngày... tháng... năm...
Mẹ vẫn luôn là người cực kì yếu đuối, ngay cả khi đã mang thai con. Có thể cuộc sống được bao bọc từ bé khiến mẹ trở nên như vậy. Đôi khi ba thường đùa rằng, mẹ thật sự như một đứa trẻ vậy.
Đối với ông bà ngoại, việc mẹ cưới ba con rồi về quê ba sống là cả một bước ngoặt và thử thách lớn. Bởi trước nay mẹ chỉ là một cô tiểu thư được nâng niu từng chút một. Bà ngoại đã khóc vì lo rằng mẹ sẽ khó thích nghi với cuộc sống hoàn toàn mới. Nhưng vì tình yêu với bố, mẹ tự hứa sẽ cố gắng thật nhiều.
Nhưng mẹ đã thực sự gặp nhiều khó khăn khi phải làm những việc mà trước nay mình chưa hề nghĩ đến. Dù đơn giản chỉ là việc nội trợ, hay lo toan, vun vén cho một gia đình riêng. Nhất là thời gian sống cùng ông bà nội, mẹ lúc nào cũng lo sợ sẽ không làm tốt vai trò của một người con dâu. Thật vậy, rất nhiều lần mẹ bị mắng, bị trách móc vì sự vụng về, lóng ngóng của mình. Những lúc như thế mẹ thường hay khóc, vì mẹ thực sự hoang mang. May mà có ba làm chỗ dựa nên mẹ vẫn cảm thấy được che chở.
Từ khi mang thai con, trong mẹ dần hình thành nên những điều mới mẻ. Mẹ cảm thấy trách nhiệm, lo toan, cảm giác hạnh phúc và suy nghĩ nhiều hơn. Dù mẹ vẫn luôn phải dựa vào ba nhưng không còn khóc khi bị trách mắng nữa. Mẹ chịu khó học hỏi để làm mọi việc tốt hơn.

Ngày... tháng... năm...
Ở bên cạnh ba, mẹ hoàn toàn cảm thấy yên tâm và không phải lo lắng gì hết. Nhưng rồi mẹ thật sự bị sốc khi ba phải đi công tác nước ngoài gấp, trong thời gian khá lâu. Theo dự tính có thể là qua ngày mẹ sinh con. Ôi, mẹ không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ ra sao khi thiếu đi chỗ dựa vững chắc duy nhất. Mẹ đã bật khóc khi nghe ba thông báo, trong lòng bộn bề, chênh vênh vô cùng.
Nhưng cuối cùng thì ba vẫn phải đi, đó là công việc nên mẹ chẳng có cách nào cản được. Mẹ thấy hụt hẫng vô cùng. Đến bây giờ mẹ vẫn không biết tại sao mẹ có thể trải qua những ngày khó khăn như thế. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, đó là vì con!
Mẹ bắt đầu nghĩ tới con nhiều hơn để thấy vững vàng và vơi đi nỗi buồn. Mẹ tự nhủ phải thật mạnh mẽ để còn che chở cho con nữa. Cứ như vậy, mẹ tập quen với một cuộc sống mới. Mẹ dành nhiều thời gian để học cách chăm sóc con, cũng như tất cả mọi việc khác nữa. Dần dần, mẹ không còn bỡ ngỡ nhiều như trước, mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Cho tới khi mẹ cảm thấy có thể tự lo tất cả, là lúc con chuẩn bị chào đời.

Ngày... tháng... năm...
Ba vẫn chưa về dù mẹ đã chuẩn bị tinh thần trước là sẽ sinh con một mình, nhưng lúc nào mẹ cũng mong ba có thể về kịp để gặp con. Gần tới ngày sinh, ba gọi cho mẹ mỗi ngày để biết tình hình. Dường như ba rất lo lắng, nhưng mẹ nói ba yên tâm vì bây giờ mẹ có thể tự lo được. May mắn là con vẫn luôn khỏe mạnh!
Mấy ngay nay ông bà tới thường xuyên, đề phòng lúc mẹ trở dạ bất ngờ. Mẹ thì luôn trong tình trạng sẵn sàng tới bệnh viện bất cứ lúc nào vì mẹ cũng mong gặp con lắm rồi.

Ngày... tháng... năm...
Mẹ bị tỉnh giấc vì cơn co khá mạnh khiến mẹ đau nhói, thấy phía dưới mình hình như ươn ướt. Chưa kịp định thần thì cơn đau khác lại kéo đến khiến mẹ rên lên. Bà thức dậy ngay sau đó, và bằng linh cảm của một người có kinh nghiệm, bà nói đã tới lúc rồi.
Phải đợi xe một lúc khá lâu, cũng có thể do mẹ căng thẳng nên cảm thấy thế. Cuối cùng thì cũng tới bệnh viện khi cơn đau cứ hơn 10 phút lại khiến mẹ quặn thắt. Đó là những cơn đau vô cùng khủng khiếp mà lần đầu tiên trong đời mẹ gặp phải. Mẹ nhăn nhó và khóc, nước mắt giàn giụa. Khi cơn đau qua đi, mẹ lại nghĩ đến ba, ước gì ba trở về lúc này thì tốt biết mấy. Rồi mẹ lại co rúm bởi con đau tiếp theo. Cứ thế, vật vã suốt 4 tiếng đồng hồ, mẹ gần kiệt sức mà con vẫn chưa được sinh ra.
Bà bắt đầu hỏi bác sĩ xem liệu có nên mổ không, nhưng bác sĩ bảo rằng không có gì phải lo lắng cả, rồi an ủi mẹ cố chịu thêm một chút nữa, sẽ rất nhanh thôi. Cuối cùng, phải mất thêm 4 tiếng sau con mới được sinh ra.
Mẹ không nhớ lắm, chỉ là những cơn đau và sự mệt mỏi rã rời. Mẹ chỉ muốn được nghỉ ngơi đôi chút. Cảm giác như không thể chịu nổi thêm một phút nào nữa, nhưng mẹ vẫn cố làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ nghĩ đến ba và cảm thấy có một động lực nào đó nhen lên. Mẹ dành hết sức lực còn lại để rặn. Và con được ra ngay sau đó.

Ngày... tháng... năm...
Mẹ chỉ kịp chạm vào da con trong một khoảnh khắc rất ngắn, chưa kịp định nghĩa được cảm giác lúc đó ra sao. Vì mọi người vội vã bế con ra, còn mẹ được đẩy sang phòng cấp cứu. Mẹ chỉ cảm thấy một dòng chất lỏng chảy xối xả vì mẹ bị băng huyết sau khi sinh con.
Sau đấy mẹ được truyền thuốc, rồi bắt đầu lịm dần đi. Cho tới khi tỉnh lại và gặp con, mẹ mới thực sự cảm thấy một niềm hạnh phúc lớn vô cùng. Mẹ cười khi nước mắt cứ thi nhau rơi, ước gì ba có thể ở đây ngay lúc này để đón con. Mẹ thầm cảm ơn trời đất vì mẹ có thể tỉnh lại sau cơn nguy kịch, và tận hưởng giây phút ngọt ngào này.

Ngày... tháng... năm...
Ba kết thúc chuyến công tác và trở về đúng ngày đầy tháng con. Hôm đó thật là một ngày đáng nhớ. Ba thực sự xúc động khi thấy con, và ôm chầm lấy mẹ sau đó. Ba nói ba đã lo lắng rất nhiều, nhưng mẹ chỉ cười để ba thấy mọi thứ đều ổn cả. Giờ thì không còn gì phải lo lắng nữa. Mẹ cũng giấu luôn chuyện bị băng huyết, thực ra tới lúc này, kí ức về những cơn đau hay sợ hãi đều rất mờ nhạt. Chỉ có niềm hạnh phúc là luôn hiện hữu. Dù sao, điều quan trọng nhất là từ bây giờ cả nhà mình được bên nhau.
Mẹ chỉ muốn nói lời cảm ơn tới mọi người, tới ba, và nhất là con - chàng trai yêu quý của mẹ. Nhờ có con mà mẹ đã trở nên mạnh mẽ hơn, đảm đang hơn rất nhiều. Ba cũng nói rằng mẹ bây giờ là một người phụ nữ thực sự rồi đấy.

Cảm ơn con yêu!
Yêu con lắm, Baby của tôi

Đồ dùng bơm hơi


Đồ chơi thể thao


Đồ chơi thông minh


Lịch sử ra đời của giầy trượt patin

Không ai biết chính xác được những đôi giày có gắn những bánh xe ở phía dưới được ra đời từ bao giờ? Đó là những đôi giầy trượt patin mà nhiều bạn trẻ dùng để trượt ngày nay. Được rất nhiều người ở mọi lứa tuổi ưa thích giày trượt patin đang là trào lưu trong giới trượt patin hiện nay.



Theo các tài liệu được ghi lại: vào khoảng thế kỷ 18, Sam Nieswizski đã trình bày với mọi người một phát minh, việc gắn những bánh xe vào dưới một chiếc giày theo một hàng dọc. Chiếc Rolller đầu tiên này được phát minh dựa trên ý tưởng những đôi giày trượt băng (những đôi giày có gắn một mảnh sắt ngang, lưỡi dao ở phía dưới để trượt trên băng) đã xuất hiện từ rất lâu và khá quen thuộc với người dân Châu Âu. Ông được coi là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về Roller – một đôi giày có khả năng di chuyển trên mặt đất mà ngày nay gọi là giầy trượt patin như một đôi giày trượt băng có khả năng di chuyển trên mặt băng. Cũng có nhiều người cho rằng đó là phát minh của một người Hà Lan, nhưng trên thực tế thì không có một tài liệu nào ghi lại sự việc này.
Vào khoảng năm 1760 ý tưởng về một đôi giày có thể chạy được trên mặt đất cứng dựa trên ý tưởng của đôi giày trượt băng mới trở thành hiện thực. Một người Bỉ John Joseph Merlin (1735 – 1803) đã thực hiện một đôi Roller với cấu tạo gồm những bánh tròn bằng kim loại, chúng được gắn với đôi giày bằng một giá đỡ và gắn bằng gỗ.
Khoảng một thời gian sau đó, Typer đã đưa ra một số cải tiến nhỏ cho Roller nhằm tăng hiệu năng, tốc độ, sự an toàn…Những cải tiến được ghi nhận :


- Việc xếp dọc một hàng 5 bánh dưới mỗi chiếc giày trượt (5 bánh này có kích thước khác nhau).
- Đằng trước và đằng sau có một móc sắt được dùng để phanh và giữ thăng bằng.
Nó được coi là khuôn hình chuẩn đầu tiên cho những đôi Roller của chúng ta ngày nay.

Lịch sử phát triển của Roller trong thế kỷ 18.
Trong suốt thế kỷ 18 đã có một loạt các ý tưởng nhằm cải tiếng để nâng cao hiệu năng và sự dễ sử dụng của Roller.
Năm 1789 một người Pháp – Maximiliaan Lodewijik Van Lede đã đưa ra một ý tưởng khá mới mẻ đến mức kỳ quặc. Một đôi Roller chỉ với 2 bánh được xếp dọc cách nhau một khoảng.

Khoảng năm 1819, Petibled đưa ra ý tưởng một đôi Roller với 3 bánh được xếp dọc phía dưới và ý tưởng hoàn thiện về một chi tiết cho phép người ta có thể dễ dàng phanh thắng Roller lại khi nó đang chạy ở tốc độ cao. Đó là một cho tiết làm bằng chất dẻo có độ ma sát lớn, được gắn ở đế của giày trượt. Khi Roller đang chạy ở tốc độ cao, nó cho phép người sử dụng có thể giảm tốc độ và dừng lại theo ý muốn của họ (thời đó các kỹ thuật chưa phát triển, chúng ta sẽ bàn thêm về các kỹ thuật phanh ở một thời điểm khác).
Phát minh của Petibled đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và sau này nó được áp dụng vào rất nhiều trong những quá trình biến đổi sau này của Roller cho đến đôi Roller ngày hôm nay chúng ta vẫn sử dụng.
Những vật liệu chủ yếu để làm ra những đôi Roller của thế kỷ 19 là gỗ, đồng thau…Nên chúng không có hiệu năng cao.

Sự ra đời của Patin truyền thống.

Năm 1863 một người Mỹ – James Leonard Plimpton đã đưa ra ý tưởng sử dụng những trục xe. Ông gọi phát minh của mình với cái tên “Rocking Skate”. Chiếc Patin này gồm 4 bánh bằng gỗ, được gắn dưới 2 trục quay. Độ nghiêng của Patin phụ thuộc vào 2 trục quay trên mỗi chiếc Patin. Ưu điểm của loại Patin này là hạn chế được sự mài mòn của các bánh với mặt tiếp xúc và của bánh với trục quay (tốc độ mòn của bánh Roller nhanh mòn kinh khủng). Để giảm sự mài mòn của các bánh với trục quay, anh ta còn thêm vào những vòng tròn đệm bằng đồng ở mỗi trục quay (tiếng việt mình gọi chi tiết này là bạc lót) và sử dụng them dầu bôi trơn ở những điểm được cho là chóng bị mài mòn. Plilmpton sau này đã trở lên giàu có nhờ phát minh của mình. Đây chính là đôi Patins mà chúng ta thấy cho đến ngày hôm nay.

Sự ứng dụng trục bi vào Roller và Patin.
Có thể nói đây là một trong những ý tưởng tuyệt vời nhất được đưa vào ứng dụng trong Roller. Nó giúp những đôi Roller lướt êm ái và nhẹ nhàng hơn những thế hệ trước của chúng rất nhiều (thế hệ mà các bánh Roller được làm bằng gỗ, sắt, đồng thau…) .

1852 một người Anh – J.Gidman tiếp tục đưa ra ý tưởng sử dụng trục bi cho Roller nhằm nâng cao hiệu năng của chúng. Nhưng phải đợi đến 30 năm sau, một đôi Roller sử dụng các trục bi theo như ý tưởng của J.Gidman (không hiểu sao lại lâu như vậy ?). Cũng như ý tưởng phát minh ra Roller người ta cho rằng ý tưởng vòng bi đã được phát minh ra trước đó. Người ta cho rằng vào khoảng thế kỷ 15, thời kỳ văn hoá phục hưng. Léonard de Vinci đã chế tạo được vòng bi trong phòng thí nghiệm của ông. Thậm chí các khái niệm về vòng bi còn được xuất hiện trước đó.

Hình ảnh đôi Rollerblade được phổ biến rộng rãi tới công chúng vào khoảng 1992. Nó xuất hiện trong một cuộc tuần hành trong Olympic Barcelone 1992.


Cho tới ngày nay nó không còn xa lạ gì với chúng ta nữa

P/s: Nếu bạn muốn sở hữu một đôi patin trẻ trung năng động và hợp thời trang hãy tham khảo babycuatoi.vn

CHĂM SÓC BÉ LÚC CHUYỂN MÙA

Thời tiết lại bắt đầu chuyển mùa rồi, nắng nắng mưa mưa, đến người lớn cũng thấy khó chịu nữa là các bé :( Mẹ ghi vào sổ tay những căn bệnh thường gặp và cách khắc phục để biết cách  chăm sóc cho con. Con hãy luôn khỏe mạnh lúc giao mùa này nhé ^^

Những bênh thường gặp và cách khắc phục
  1. Nhiệt
  2. Nhiệt” là do các bộ phận trong cơ thể điều tiết không tốt gây nên. Thường là, trước khi bị nhiệt không có triệu chứng rõ rệt, nhưng sau khi bị nhiệt sẽ xuất hiện những triệu chứng như: tim đập nhanh, cả người nóng bừng, miệng và môi khô, bồn chồn không yên, nếu nghiêm trọng còn xuất hiện những triệu chứng như: loét miệng, viêm họng… ảnh hưởng đến việc ăn uống.
  3. Để giúp trẻ tránh bị nhiệt, các bậc phụ huynh nên chú ý nhắc trẻ ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, không nên ăn cay, thường xuyên súc miệng, uống nhiều nước, đồng thời uống thuốc giải nhiệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Thứ hai là cho trẻ ăn nhiều đồ ăn mát, chẳng hạn như rau có lá xanh thẫm, dưa chuột, cam, trà xanh đều có tác dụng giải nhiệt, còn cà rốt có hiệu quả rất tốt giúp tránh cho môi bị khô nẻ. Nếu nhiệt hơn một tuần vẫn không đỡ thì cần phải đến bệnh viện điều trị.
  4. 2. Bệnh Viêm phổi
  5. Chứng bệnh này thường xuất hiện trong giai đoạn chuyển mùa từ mùa hè sang mùa thu, khí hậu khô hanh nên dễ bị mắc bệnh viêm phổi. Bộ phận bị ảnh hưởng lớn nhất do khí hậu khô hanh trong mùa thu là phổi, vì vậy, phải chú ý rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng của phổi, phòng chống bệnh viêm phổi.
  6. Ăn uống cũng là một cách phòng chống bệnh rất tốt. Nên hạn chế những thức ăn cay trong khẩu phần của trẻ. Ăn nhiều những thức ăn mát như lê, củ cải, bách hợp, hạt sen… là cách giúp trẻ bổ sung nước cho phổi.
  7. 3. Bệnh đường tiêu hóa
  8. Bệnh này thường xuất hiện trong dịp tết, là lúc có nhiều thay đổi về thời tiết, vui chơi và ăn uống thiếu điều độ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Chướng bụng, đầy hơi có lẽ là rối loạn thường gặp nhất của các bệnh lý về đường tiêu hóa với triệu chứng no hơi, nặng bụng, khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu do ăn uống thất thường, ăn quá nhiều các chất đạm; lạm dụng đồ uống, gia vị gây kích thích dẫn đến tiêu hóa không tốt, thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Chúng ta có thể giúp trẻ xử trí bằng cách dùng gừng giã nhỏ, vắt lấy nước hòa với nước ấm rồi uống hoặc chườm lên vùng bụng. Nếu không đỡ thì có thể dùng các thuốc trị khó tiêu, đầy bụng như thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày – ruột hoặc sử dụng các loại men tiêu hóa. Nên dùng từ 3 – 5 ngày, nếu không đỡ thì phải đến bác sĩ để khám
  9. 4. Cảm cúm
  10. Thời tiết lúc nóng, lúc lạnh sẽ dễ làm trẻ mắc bệnh cảm cúm. Nếu trẻ bị cảm cúm, các bậc phụ huynh nên chế biến món hành để cả rễ nấu với đậu phụ sẽ có hiệu quả rất tốt trong việc chữa trị căn bệnh này. Ngoài ra, chịu khó dọn dẹp, giữ vệ sinh nhà cửa, để trẻ tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Phải cải thiện môi trường trong nhà, bảo đảm cho không khí lưu thông, không có bụi bặm và ô nhiễm. Ra đường, nên cho trẻ bịt khẩu trang để chống bụi và khói xe từ môi trường.

  11. Mẹ yêu con, Baby của tôi 



Những trò chơi gợi nhớ tuổi thơ

Khi chưa có những thiết bị công nghệ cao như smartphone, ipad, máy game, máy tính thì những đứa trẻ luôn chạy đùa rộn vang tiếng cười ngoài sân hay trong những khu vườn cây rợp mát. Thú tiêu khiển của chúng chính là những trò chơi dân gian bình dị, đơn giản nhưng vẫn phát huy khả năng tư duy, sự khéo léo và kỹ năng sống. Ngày nay, những trò chơi đó đã bị mai một, chỉ còn lại trong ký ức, hay qua những câu chuyện kể.



Thả diều
Hình ảnh những cánh diều bay lượn giữa bầu trời xanh lộng gió đã in sâu trong ký ức tuổi thơ của biết bao đứa trẻ được sinh ra và lớn lên ở các vùng quê. Còn gì vui bằng những buổi chiều, gối đầu lên đống rơm, dưới tán cây hay chạy rong ruổi trên những con đường đồng và ngắm nhìn những cánh diều vi vu trong gió. Những cánh diều to bằng cái quạt, có chiếc to bằng phân nửa cái phản như đang chở những ước mơ của tuổi thơ ngày ấy. Chẳng thế mà cánh diều bay cao trong những chiều lộng gió đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao nghệ sĩ.

Không giống như những chiếc diều sặc sỡ màu sắc được bày bán ngoài chợ ngày nay, thời xưa, hầu hết diều đều được bọn trẻ tự làm với những tờ giấy báo, thậm chí còn lấy những quyển vở cũ để làm. Dây thả diều làm bằng chỉ tơ, hoặc dây có độ dai cao. Thú vui thả diều giờ không hoàn toàn biến mất, nhưng hình dáng của những chiếc diều cũng đã thay đổi. Không còn là diều tự làm nữa mà được mua sẵn ngoài thị trường và phần nhiều trong số đó là hàng Trung Quốc sặc sỡ sắc màu. So với những con diều do chính tay mình tự làm ra, khi thả những chiếc diều sặc sỡ, mua sẵn, sự thú vị cũng đã giảm đi ít nhiều.
Đánh quay

Trò chơi thường được đám con trai ưa chuộng là trò đánh quay. Chơi đánh quay cần phải có 2 – 3 đứa mới vui. Đồ chơi rất đơn giản, chỉ là một con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt và dùng một sợi dây quấn từ dưới lên, rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con của ai quay lâu nhất, người đó được. Nhiều đứa con trai đã vô cùng hoan hỉ khi sưu tập được hàng chục con quay, không phải do bố mẹ mua cho mà từ những chiến thắng trong các trận đấu quay. Để có được sức bền thì người thả quay phải thật khéo léo biết giữ đúng trọng tâm, giật giây thật mạnh và dứt khoát và quan trong hơn là cách căn thời điểm cũng như vị trí thả quay. Chẳng thế mà đã có người nói chơi quay là cả một nghệ thuật. Giờ cù quay không còn được lũ trẻ biết đến song nó vẫn còn hiện diện trong những trò chơi biến tấu và đắt tiền như Tosy, Ninjago… Và cũng hiếm dần những tiếng cười của đám trẻ giữa khoảnh sân rợp bóng cây.

Bắn bi
Bắn bi cũng là một trong những trò chơi khiến nhiều cậu bé thời ấy mê mẩn, thậm chí nhiều bạn nữ cũng thích thú chẳng kém. Chẳng thế mà thời xưa, đứa nào cũng có một bộ sưu tập các loại bi đủ màu sắc. Chỉ cần 10 – 15 phút ra chơi là các cậu học sinh cũng kịp chơi vài ván bắn bi. Công cụ để chơi rất đơn giản, chỉ là những viên bi hình cầu có đường kính khoảng 0,5 cm đến hơn 1 cm. Bi có thể làm từ đất nung, gạch, đá hoặc thủy tinh. Trò chơi này giúp lũ trẻ gắn kết với nhau và có thói quen sinh hoạt tập thể, cũng như khả năng khéo léo của đôi tay.

Trong khi các bạn nam bị thu hút bởi các trò đánh quay, bắn bi, thả diều thì các bạn nữ lại đặc biệt “kết” trò nhảy dây và chơi chuyền.
Nhảy dây
Nhảy dây có nhiều kiểu, tuy nhiên nó được phân ra làm 2 loại theo dụng cụ được sử dụng là nhảy dây thừng và dây chun. Nhảy dây thừng rất đơn giản, chỉ cần 1 sợi dây thừng đủ dài và 2 người đứng cố định ở 2 đầu dây để quăng lên là có thể chơi. Nhưng nhảy dây chun thì không phải bé nào cũng chơi được. Nó đòi hỏi người chơi phải có sức bật cao, sự khéo léo và cả kỹ thuật mới có thể chơi được lâu và lên bậc cao hơn.

Chơi chuyền

Chơi chuyền có lẽ là trò chơi khiến nhiều bạn đam mê hơn cả. Dù ở lớp học hay ở nhà, từng nhóm lũ trẻ lau nhau ngồi túm tụm lại với nhau dải từng que chuyền lên chân hay xuống đất mà chơi. Que chuyền thường được làm bằng những cành tre hay cành trúc nhỏ, thằng. Thậm chí có nhiều bạn mê tít đến nỗi mang cả đũa nhà ăn cơm ra chơi, chơi xong lại bỏ vào ống. Còn quả chuyền thường được làm bằng quả bưởi, cam nhỏ hay quả cà… được tung lên, hạ xuống nhịp ngành theo tiếng bài thơ vần và tiếng cười lanh lảnh đến giờ vẫn còn in đậm trong ký ức nhiều người.
Ô ăn quan
Ô ăn quan là một trò chơi quen thuộc của hầu hết trẻ em Việt Nam. Chỉ với một bãi đất nhỏ, với những viên đá sỏi, ô ăn quan đã trở thành một trò chơi chiến thuật lý thú đối với các bạn nữ. Không đơn giản như những trò chơi khác, ô ăn quan đòi hỏi người chơi phải sử dụng trí tuệ nhiều hơn để nghĩ ra cách đi thông minh nhất có thể giành được nhiều quân hơn đối phương. Nhiều bạn còn lấy những chiếc bát vỡ, đập ra thành những mảnh nhỏ để chơi tạo ra những tiếng lách cách nghe rất vui tai.


Ngày nay…

Cuộc sống hiện đại đem đến cho con người khá nhiều tiện ích và trẻ con ngày nay không còn nhiều không gian rộng rãi để chơi những trò chơi như bố mẹ hay anh chị ngày xưa. Việc các bé được tiếp cận với điện thoại và máy tính quá sớm dẫn đến thực trạng nghiện game online (trò chơi trực tuyến trên mạng internet) ở trẻ em và vị thành niên ngày càng gia tăng. Vì thế các bậc phụ huynh cần tạo ra cho các bé, ngay từ sớm, một không gian vui chơi an toàn bổ ích, giúp các bé tránh xa tivi và trò chơi điện tử. Những đồ chơi nấu bếp, những bộ đồ sửa chữa, trò chơi làm bác sĩ hay đơn giản hơn chỉ là mấy miếng ghép hình...đều là những đồ chơi làm giàu thêm trí tưởng tượng và sự sáng tạo của con trẻ. Đừng để các bé sống quá sớm và quá lâu trong thế giới ảo mà hãy hướng cho bé sống thật với tuổi thơ của chính mình.

P/s: các bố, mẹ có thể tham khảo đồ chơi trẻ em thông minh, an toàn tại Babycuatoi.vn
Tôi yêu BABY CỦA TÔI.

Mách mẹ 10 trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 1- 3 tuổi

Từ 12 - 24 tháng: Xuất hiện và biến mất

Đây là một trò chơi cơ bản, nó phù hợp với trẻ nhỏ khoảng 12 tháng (và ngay cả trước lúc đó, sớm nhất là 8 - 9 tháng trong những hình thức đơn giản). Trò chơi này sẽ kích thích trí thông minh tuyệt vời cho con.

Lựa chọn một số đồ vật nho nhỏ mà con có thể biết (thìa, chai, quả bóng, cuốn sách nhỏ, gấu bông...) và đặt chúng vào một giỏ. Sau đó tại một thời điểm, cho con nhìn đồ vật bạn muốn con kiếm, tiếp theo đặt món đồ lại giỏ đồ chơi sau đó yêu cầu con tìm lại món đồ đó.

Quan sát nếu con bắt đầu cảm thấy khó chịu phải đưa ngay ra để con không bị ức chế hay cáu kỉnh. Trò chơi này giúp tăng cường sự kiên nhẫn của con.


Từ 12 – 24 tháng: Xếp hình tháp và lâu đài

Đôi khi ý tưởng giảm bớt các hình khối đưa cho trẻ chơi vì sợ quá nhiều với trẻ là một sai lầm. Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu – tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - là một trong những phương pháp đơn giản nhất và được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng cầm nắm, củng cố tay và các ngón tay.

Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tượng tượng của con được tự do phát triển.


 Từ 12 – 24 tháng: Trò chơi bãi biển

Giống như kiểu con đang ngoài bãi biển, bạn tạo một khu vực nhỏ sau đó đổ bột mì vào và cho con chơi với chúng một cách tùy thích. Bạn chỉ cần đảm bảo khu vực đó an toàn còn lại hãy để bé tự động tương tác với “đống bột mì” đó. Cũng đừng ngại bẩn vì đây là cách hiệu quả giúp con thoải mái và rèn tính tự lập cho con.


Từ 12 – 24 tháng: Lắp ghép

Trong số các trò chơi giáo dục tốt giành được sự ưu ái của các chuyên gia vẫn là trò ghép hình. Bạn có những bảng gỗ hoặc nhựa với những con giống hoặc những hình khối hãy để con tự động “nghiên cứu” và ghép đúng miếng hình vào vị trí thiếu đây sẽ là cách giúp bé rèn luyện nhiều kĩ năng: quan sát, kiểm tra và suy đoán.

Từ 12 – 24 tháng: Khu vườn bí mật

Chuẩn bị một số trái bóng màu, một sợi dây và vài hình khối để là địa điểm. Dây tạo thành một “khu vườn” trong đó có hồ nước, lâu đài, cây cầu... Đặt quả bóng ở một vị trí trong “khu vườn” rồi yêu cầu con phải đi lấy quả bóng theo cách của mẹ chỉ. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện cho con kĩ năng xác định phương hướng: trước, sau, đi lên, sang ngang… đồng thời xác định vị trí của bé so với các vật xung quanh.


Từ 24 – 36 tháng: Tìm nắp hộp

Có nhiều hộp hình dạng và kích cỡ khác nhau: hộp dầu gội, lon cà phê, trà, hộp sữa… được vệ sinh thất kỹ. Bỏ nắp của các loại hộp này ra. Sau đó yêu cầu trẻ tìm nắp để phù hợp với chiếc hộp bạn đưa ra. Đây là một trò chơi tuyệt vời để rèn luyện thị giác, khả năng phân tích sự khác biệt và tương đồng về hình dạng và kích thước giữa các đối tượng khác nhau. Đây là kỹ năng cần thiết để đọc và viết trong tương lai.

24 – 36 tháng: Tìm hình

Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà bạn có thể đưa những hình có nhiều nhân vật hoặc ít. Hãy để trẻ “truy tìn” từng nhân vật trong ảnh theo gợi ý của bạn. Trẻ càng lớn, nhận thức càng tốt thì càng cần gia tăng số lượng nhân vật cần tìm kiếm mỗi lần chơi. Như vậy sẽ giúp phát triển trí thông mình và trí nhớ qua hình ảnh của trẻ.


 24 – 36 tháng: Nhận biết về cơ thể

Đối với một đứa trẻ để hiểu rằng cơ thể của mình có hai mặt đối xứng, bên phải và bên trái là một việc hết sức gian nan và phức tạp. Mỗi đứa trẻ phát hiện ra bên nào sẽ “thuận” hơn theo thời gian, có nghĩa là, sử dụng tay nào trong cùng 1 hành động trẻ cảm thấy thoải mái hơn (tùy thuộc việc thuận tay trái hoặc tay phải). Điều này sẽ giúp trẻ trở nên nhận thức sâu sắc hơn về từng bộ phận cũng như khả năng tiềm ẩn trong cơ thể mình.


24 – 36 tháng: Hãy cho tôi đôi mắt của bạn

Đây là trò chơi đơn giản nhưng hứu ích để cải thiện sự tập trung của trẻ. Ngồi trước mặt con rồi bắt con lặp lại tất cả những hành động mà bạn đang thực hiện. Ví dụ, bạn có thể giơ tay hoặc hạ tay xuống, di chuyển đầu lên xuống… Thay đổi trình tự và làm cho trò chơi thú vị hơn (và cần phải tập trung hơn nữa) nó cũng sẽ giúp tăng tốc độ của chính bạn.

24 – 36 tháng – Ghép hình

Puzzle luôn là niềm đam mê bất tận. Đối với trẻ nhỏ thì dùng tối đa là 20 miếng ghép còn với trẻ lớn hơn thì có thể là vài chục miếng, Trò chơi này đòi hỏi nhiều kỹ năng. Điều đó đối với một số trẻ sẽ giúp thị giác tốt hơn, đồng thời kích thích nhận thức và kỹ năng vận động cho trẻ. 



P/s: các bố mẹ có thể tham khảo đồ chơi an toàn tại babycuatoi.vn
TÔI YÊU BABY CỦA TÔI