RSS

Phương pháp dạy con ngoan và nghe lời

  Nếu bạn nghĩ rằng những đứa bé dưới 1 tuổi không hiểu những lời răn dạy của bố mẹ thì bạn đã hoàn toàn nhầm về khả năng của bé rồi đấy! Chúng ta cùng tham khảo phương pháp dạy con dưới 1 tuổi hiệu quả nhé!  

 6 cách để dạy bé dưới 1 tuổi biết nghe lời 

Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được. Nhưng các mẹ có biết rằng, chỉ bằng các biểu hiện thái độ, giọng nói, ánh mắt... Mẹ hoàn toàn có thể truyền tải được thông điệp mình muốn nói và bé sẽ ngoan hơn mà mẹ không cần phải quát mắng.

Tiến sĩ Martin J. Drell (Hàn Lâm Viện Mỹ về Tâm Lý Trẻ Nhỏ và Vị Thành Niên - AACAP) sẽ mách nhỏ các mẹ một vài phương pháp để răn dạy những bé dưới 2 tuổi nghe lời.

1. Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng

Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết, khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là trẻ sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn.

Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra.

"Tất nhiên là bé sẽ không hiểu được vấn đề như bố mẹ mong đợi, nhưng đừng vì thế mà không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé vừa làm. Cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi", Martin J. Drell cho biết.
 

6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời 1
Thể hiện thái độ giận dữ tức là bạn đã thất bại trước con. (Ảnh minh họa)


2. Sử dụng ánh mắt

Bạn đừng quên sử dụng "vũ khí" cực hiệu quả đó là ánh mắt nghiêm nghị. Khi nói với bé về những lỗi lầm mà trẻ vừa gây ra, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe.

Tuy nhiên, Martin J. Drell cũng dặn dò cha mẹ một điều, đó là "cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn bé với ánh mắt giận dữ mà hãy thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn".

3. Nói đi đôi với làm

Đôi khi bạn hãy truyền tải cho bé những thông điệp có "trọng lượng". Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “Đã đến lúc đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn.

Bé sẽ hiểu rằng, đã đến giờ phải lên giường đi ngủ, không có gì có thể thay đổi được điều đó và sẽ làm theo ý của bạn.

4. Hãy hướng dẫn trẻ thật cụ thể

Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: "Con hãy cất đồ chơi đi", mà phải nói: "Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi", và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau.

"Bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy nếu muốn một đứa trẻ dưới 2 tuổi hiểu và biết nghe lời thì cha mẹ phải có hướng dẫn cụ thể", Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết thêm.
 

6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời 2
Việc bé hối lỗi bằng ánh mắt và đôi môi này đã khiến không ít cha mẹ mềm lòng. (Ảnh minh họa)


5. Không yêu cầu quá nhiều

Nếu như bạn đã yêu cầu con làm việc gì đó, nhưng bé vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, bé dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và sẽ có tâm lý tránh xa bạn đấy.

Và khi bạn càng nói, bé càng không nghe thì khả năng bạn sẽ tức giận là rất cao. Mà khi tức giận thì tức là bạn đã thất bại.

6. Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé

Nhìn vào đôi mắt ngân ngấn nước của con, nhiều bà mẹ đã không thể kiềm chế được lòng mình nên đã vội vã ôm con vào lòng khi vừa mắng bé xong. Hành động đó của bạn đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi.

Tiến sĩ Martin J. Drell  khuyên các mẹ sau khi răn dạy con xong, bạn hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới lại nựng nịu bé.

 Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi 

Ở lứa tuổi này trẻ hay bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực giúp bé nhận biết thế giới xung quanh, làm gương cho con bắt chước lời nói, hành động đẹp của mình.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển của trẻ diễn ra với tốc độ rất nhanh. Hệ thần kinh nhạy bén tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhanh, song đồng thời các em cũng dễ bị tổn thương. Vì thế, những thay đổi đột ngột trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời rất nguy hiểm.

tre3tuoi-1371548634_500x0.jpg
Ở tuổi này trẻ hay bắt chước nên cha mẹ cần làm gương từ lời nói đến việc làm để giúp trẻ hình thành nhân cách tốt. Ảnh: Thi Ngoan .

Mặt khác, nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn rất cao. Đặc điểm của các em ở lứa tuổi này là thích bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực cho trẻ nhận biết thế giới xung quanh, đồng thời làm gương cho trẻ bởi các em có thể bắt chước lời nói, hành động, việc làm tốt hay xấu của người lớn để định hình nên nhân cách về sau.

Bà Minh cho biết, tốc độ phát triển thì ở mỗi đứa trẻ có sự khác nhau, nên tùy theo đặc điểm của con mình mà cha mẹ có những phương pháp giáo dục phù hợp theo lứa tuổi. Sau đây là một số điều cơ bản cha mẹ cần giáo dục trẻ:

Đi theo tư thế đứng thẳng

Khi mới tập đi, khả năng điều khiển các cử động chưa hình thành nên trẻ luôn bị mất thăng bằng, cảm giác căng thẳng, vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi gặp các vật cản trên đường. Vì vậy, người lớn cần dìu trẻ từng bước một và kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được vài bước cho đến lúc đi thành thạo.

Đi theo thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc "xã hội hóa" đứa trẻ:

- Khi trẻ biết đi đứng trên đôi chân của mình thì sẽ giải phóng hai bàn tay khỏi chức năng di chuyển. Từ đó bàn tay trở thành công cụ để nhận thức thế giới xung quanh: Cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ… Đây chức năng hoạt động của con người.

- Ngẩng cao đầu, dây thanh của trẻ càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi.

- Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không gian.

- Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng chúng.

- Mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ.

Đặc điểm hoạt động với đồ vật

Thời kỳ trước tuổi mẫu giáo, trẻ đã thực hiện những hành động khá phức tạp với các đồ vật, nhưng chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng nó.

Đến tuổi đi nhà trẻ: đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn là để tìm hiểu chức năng nhất định và phương thức sử dụng tương ứng. Ví dụ: chiếc thìa (muỗng) dùng dể xúc cơm và có cách cầm nhất định, khác với cái chén... Do đó, trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Trẻ lĩnh hội những kiến thức về đồ vật, biết cách sử dụng đồ vật giống như người lớn, trong đó người lớn giữ vai trò của người hướng dẫn, người cộng tác, người hỗ trợ trong quá trình lĩnh hội này.

Hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động có đối tượng) trở thành hình thức hoạt động chủ đạo trong suốt giai đoạn nhà trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, tháo lắp suốt ngày. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ.

Khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi trong xã hội. Về điểm này, thái độ của người lớn rất quan trọng trong việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội để dạy cho trẻ.

 

 Tham khảo thêm điều cha mẹ nên làm để trẻ lớn lên trong hạnh phúc 

 

Những điều cha mẹ nên làm dưới đây phần nào sẽ giúp đưa trẻ hòa nhập và cảm nhận ý nghĩa của cuộc sống, để bé trưởng thành toàn diện hơn.

Nuôi dưỡng một đứa trẻ không chỉ là nuôi dưỡng về mặt thể chất mà còn về mặt tâm hồn. Những điều cha mẹ nên làm vô cùng đơn giản dưới đây phần nào sẽ giúp cha mẹ đưa trẻ hòa nhập và cảm nhận ý nghĩa của cuộc sống, để bé trưởng thành toàn diện hơn.

Hiểu tâm trạng của bé

Trong 6 tháng đầu đời, bé sẽ thể hiện mọi cảm xúc trên khuôn mặt để bạn có thể hiểu được bé. Bé sẽ cười tươi khi bạn bước vào phòng và khóc lóc khi có ai đó lấy đi món đồ chơi yêu thích.

Bạn sẽ phải thích nghi với sự thay đổi biểu cảm liên tục của bé, cười tươi ngay sau khi khóc và ngược lại. Bạn đừng lo lắng khi bé khóc nhiều hơn cười vì khóc và nét mặt không hài lòng là cách duy nhất để bé giao tiếp với bạn.

Có thể bé làm vậy để báo cho bạn biết rằng tã lót của bé đã bị bẩn, bé đói hoặc bé đang bị đau đớn. Việc này sẽ giảm dần khi bé lớn lên và có thể biểu hiện cảm xúc dễ dàng hơn với ngôn ngữ cơ thể và lời nói.

Mang đến sự vui vẻ cho bé

Thay vì mang đến cho bé một chiếc điện thoại di động đồ chơi đầy màu sắc hoặc một căn phòng rực rỡ thì điều làm bé vui vẻ đơn giản hơn rất nhiều, đó chính là sự hiện diện của bạn.

Hãy chơi cùng bé vì khi bạn vui vẻ cũng khiến cho bé vui vẻ. Chơi đồ chơi là một cách tuyệt vời để giúp con phát triển những kĩ năng cần thiết cho tương lai. Xây nhà với các khối xếp hình hay chơi các đồ chơi nấu ăn hoàn toàn có khả năng giúp bé hình thành sở thích thậm chí là định hướng tới một nghề nghiệp nào đó trong tương lai.

Giúp bé thể hiện tình cảm của mình

Đối với trẻ sơ sinh, cách duy nhất thể hiện cảm xúc, đó là khóc. Nhưng khi lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn bé đặt tên cho các cảm xúc của mình thông qua lời nói. Bé sẽ nhận biết được các trạng thái “vui vẻ” hay “giận dữ”. Thậm chí trước lúc bé biết nói, bạn có thể biểu hiện một trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt mình và hỏi xem bé có cảm thấy như vậy không.

Bạn cần chú ý nếu bé trở nên quá nhạy cảm hoặc hay giận dữ vì rất có thể do thói quen của bé bị thay đổi hoặc bé đã thất vọng vì một điều gì đó. Khi lớn dần, bé sẽ phải thường xuyên gặp sự thất vọng như khi hờn dỗi ở một bữa tiệc sinh nhật hay khóc lóc vì không được mời tham gia trò chơi, bạn hãy để bé thể hiện mọi cảm xúc một cách tự nhiên nhất. Con bạn cần phải biết rằng, sự thất vọng là một phần của cuộc sống.
 

Điều cha mẹ nên làm để trẻ lớn lên trong hạnh phúc 1
Ảnh minh họa


Tập cho bé đối mặt với sự thất vọng

Trong năm đầu tiên, bé được học rất nhiều điều như: ngồi, đi, đứng, nói chuyện,… Những kĩ năng này đều cần thời gian để phát triển. Điều quan trọng là bạn hãy để bé gặp những sai sót khi học tập và hãy khuyến khích bé sửa sai để tiếp tục cố gắng.

Bé sẽ cảm thấy từ thất vọng, tức giận chuyển thành cảm giác hân hoan khi đạt thành quả và sự tự tin khi làm những việc khác. Khi bé đã trải qua tất cả các cảm xúc này, chúng sẽ giúp bé có nội tâm vững chắc để biết đối mặt và vượt qua mọi khó khăn khi trưởng thành.

Khen ngợi bé đúng lúc

Những người hạnh phúc thường là những người đã làm chủ một kĩ năng và kĩ năng đó cần có thời gian để phát triển thành một thói quen tốt trong cuộc sống. Vì vậy, khi con bạn viết thành công tên của bé lần đầu tiên, hãy khen ngợi vì bé xứng đáng nhận được những lời khen khi làm tốt một việc gì đó.

Quan trọng nhất là, để bé có thể hiểu rằng bé có quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Bé có thể làm tốt bất kì việc gì nếu như bé để tâm vào việc đó. Điều này sẽ là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống của bé sau này.

Giữ gìn sức khoẻ

Tình trạng sức khoẻ tốt thì tâm trạng mới luôn vui vẻ. Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống lành mạnh là những yếu tố quan trọng đối với cơ thể đang phát triển của bé. Hãy cho bé giải phóng năng lượng thường xuyên để bé có tâm trạng tốt khi làm mọi việc bằng cách chơi các trò chơi như: đá bóng, chạy nhảy hoặc tham gia các trò chơi tập thể.

Bé có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của bạn

Điều này hoàn toàn thực tế. Đối với trẻ sơ sinh, khi bạn mỉm cười bé sẽ bắt chước bạn và bé cũng mỉm cười. Với những gia đình trẻ, nhiều lúc bạn sẽ thấy quá tải và mệt mỏi, điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm trạng của bé. Bạn cần dạy con  cách chia sẻ cảm xúc và đơn giản là nhận sự giúp đỡ của bố mẹ để tránh cho bé bị bệnh trầm cảm.

Dạy bé cách khiến cho người khác cảm thấy vui vẻ

Khi bé trên 10 tháng tuổi, bạn có thể dạy bé cách giúp đỡ người khác bằng những việc đơn giản. Ví dụ như bạn hãy đề nghị bé cho bạn một miếng trên quả chuối mà bé đang ăn. Nếu bạn đang chải tóc, hãy để bé có cơ hội cầm lược chải tóc cho bạn. Những khoảnh khắc nhỏ này rất có ý nghĩa trong việc dạy bé cách chia sẻ và chăm sóc người khác.

Khi bé lớn hơn một chút, hãy để bé bỏ quần áo bẩn của bé vào trong giỏ quần áo thay vì bạn tự thu gom, điều này sẽ khiến bé cảm thấy rằng bạn công nhận sự giúp đỡ của bé là cần thiết. Chắc chắn, bé cũng sẽ rất vui khi những người được bé “giúp đỡ” cũng cảm thấy vô cùng vui vẻ, hạnh phúc.

Babycuatoi.Vn

Ba học sinh chết đuối: Tận cùng nỗi đau của người mẹ mất hết con

(Dân trí) - “Sắp đến Tết, tôi hứa với mấy đứa nhỏ vài ngày nữa mẹ dẫn các con đi mua quần áo mới mặc Tết. Vất vả cả năm bây giờ đã thành vô nghĩa”, người mẹ vừa mất cả 2 con vật vã than khóc.

Tai ương ngày cận Tết
Cận Tết, ai cũng mong gia đình mình được đoàn tụ, sum vầy, vậy mà nỗi đau chia ly lại bất ngờ ập đến gia đình anh Lân và gia đình anh Tiến, đều ở xã Chư H’Drông, Pleiku, Gia Lai. Hai gia đình vừa mất đi 3 người con vào tay "thủy thần". Trong vụ tai nạn chết đuối làm 3 trẻ tử vong ngày cận Tết, nạn nhân Nguyễn Trọng Phát (9 tuổi, học sinh lớp 3) là con anh Nguyễn Ngọc Lân (SN 1971) và chị Quách Thị Phượng; Hai nạn nhân còn lại là hai chị em Phạm Kiều Vy (10 tuổi, lớp 4) và Phạm Văn Đồng (7 tuổi, học lớp 2) - con chị Trương Thị Hạnh (34 tuổi) và anh Phạm Công Tiến (32 tuổi, quê Bình Định). Ba cháu cùng tử vong tại một ao chứa nước tưới cà phê trong thôn.

Sự việc đau lòng xảy ra vào khoảng gần 17h ngày 22/1, chị Hạnh đi mua đồ cúng ông Táo. Khi ra đến ngõ, gặp 2 con đi học về, chị dặn các con về cất cặp, thay quần áo và tắm rửa để mẹ đi chợ mua đồ cúng.


Ao chứa nước tưới cà phê - nơi 3 đứa trẻ đáng thương bị đuối nước
Ao chứa nước tưới cà phê - nơi 3 đứa trẻ đáng thương bị đuối nước


Lúc này cháu Phát nhà sát bên sang rủ 2 chị em Vy ra ao tưới cà phê chơi. Ba đứa trẻ xin ông nội Vy đi tiểu rồi cùng nhau đi ra rẫy cà phê nhà hàng xóm, nơi có cái ao (cách nhà khoảng 1km) mà trước đó Phát đã được mẹ chở đi qua mỗi lần vào làng mua chuối.

Đi chợ về, chị Hạnh không thấy 2 con đâu mới hốt hoảng đi tìm. Bên cạnh nhà anh Lân cũng tá hỏa tìm con. Đến khoảng gần 18h cùng ngày, như có linh tính mách bảo, anh Tiến tìm đến cái ao và rụng rời chân tay khi thấy 2 đôi dép đang nằm trên bờ. Dưới ao, thi thể cháu Đồng đang nổi trên mặt nước. Anh Tiến kêu rú lên và vội lao xuống ao vớt con lên. Nghe tiếng kêu, dân làng chạy đến dùng đèn pin rọi thì thấy thi thể 2 cháu bé còn lại đang nằm dưới ao.

Hai người mẹ mất hết con
Không nỗi đau nào bằng nỗi đau mất đi “núm ruột” của mình, đắng lòng hơn khi gia cảnh của 2 gia đình anh Tiến và anh Lân đều khá éo le. Chị Phượng vợ anh Lân bị bệnh tim nên sau khi sinh được cháu Phát vợ chồng chị đã dừng sinh. Một mình anh Lân đi làm thuê để nuôi vợ con. Vất vả nhưng cuộc sống gia đình họ rất hạnh phúc, tất cả tình thương gia đình anh Lân đều dồn hết cho cháu Phát. Vậy mà…


Chị Hạnh như người mất hồn, ngất lịm liên tục trước nỗi đau mất 2 con
Chị Hạnh như người mất hồn, ngất lịm liên tục trước nỗi đau mất 2 con


Vợ chồng anh Lân vốn quê ở Bình Định, cách đây 8 năm họ cùng gia đình hàng xóm của mình là anh Tiến rủ nhau lên Gia Lai lập nghiệp. Khi nỗi đau ập đến, vợ chồng anh Lân ngất xỉu liên tục, xung quanh chẳng có ai là họ hàng nên sáng ngày 23/1, gia đình anh Lân đã mang thi thể con mình về quê Bình Định để mai táng cho cháu bé.


Hai chị em Vy ra đi khi tuổi thơ vẫn còn trước mắt
Hai chị em Vy ra đi khi tuổi thơ vẫn còn trước mắt


Còn gia đình anh Tiến, một lúc mất cả 2 đứa con, cú sốc quá nặng khiến vợ chồng anh Tiến lúc tỉnh, lúc ngất. Ngôi nhà nhỏ đang đầy ắp tiếng cười đùa của con trẻ, giờ chỉ còn nỗi đau. Vợ chồng anh Tiến vốn định làm cố mấy ngày nữa rồi sẽ chở các con ra chợ mua quần áo, giày dép mới mặc Tết. Không ngờ tai ương ập đến cướp đi cả 2 đứa con. Mọi cố gắng với họ giờ đây đều như vô nghĩa.



Ông Lê Văn Thu, Trưởng thôn Ia Rôk, cho biết, cả 2 gia đình khi ở Bình Định đều là hàng xóm sát nhà nhau, rủ nhau lên Gia Lai lập nghiệp và cũng ở sát nhà. Hoàn cảnh gia đình nào cũng khó khăn, gia đình anh Lân đã đưa con về quê mai táng, còn gia đình anh Tiến thì mới vay nợ 8 triệu đồng. Khi sự việc xảy ra, bà con làng xóm vận động góp tiền giúp gia đình mai táng 2 cháu nhỏ. “Tội nghiệp 3 đứa nhỏ, đứa nào cũng rất ngoan và lễ phép. Đi ra đường gặp bất kì ai các cháu cũng đều khoanh tay chào, cả 3 đều học giỏi, năm nào cũng được giấy khen học sinh giỏi…”.

Ông Đặng Ngọc Thắng - Chủ tịch xã Chư H’Đrông - trao đổi, sau khi sự việc xảy ra, chính quyền đã đến thăm, động viên và hỗ trợ 2 gia đình 3 triệu đồng. Ngoài ra, xã cũng đã cử cán bộ y tế xã ở lại trực chăm sóc sức khỏe của 2 gia đình, vì cha mẹ các cháu liên tục ngất xỉu trước nỗi đau quá lớn.
Thiên Thư


Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp bé yêu của bạn làm quen với việc tập bơi tại Intexvietnam.vn và Babycuatoi.vn:


01. Bể bơi phao cho bé: Giúp bé những bước đầu tập bơi

02. Phao Bơi Cho Bé

Phối hợp liên ngành phòng chống đuối nước cho trẻ em

(Chinhphu.vn) – Đuối nước hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em tại Việt Nam. Chính vì thế, liên ngành LĐTBXH, Y tế, Giáo dục và đào tạo, Cảnh sát đường thủy… đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ trẻ đuối nước.

Phối hợp liên ngành phòng chống đuối nước cho trẻ
Cần trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước.

Trong hai ngày 7-8/11, Bộ LĐTBXH và Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp tổ chức chương trình tập huấn nâng cao năng lực triển khai các hoạt động can thiệp liên ngành phòng chống đuối nước trẻ em cho 9 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho biết, từ những năm 2001-2012, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em tại Việt Nam. Riêng trong 2 năm 2009-2010 tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất: Gần 50%.

Trong 5 năm qua, trung bình mỗi ngày cả nước có khoảng 10 trẻ em bị chết đuối. Đuối nước chủ yếu xảy ra ở cộng đồng (chiếm 69%), tại nhà chiếm 30% và trường học là 1%. Số trẻ em bị tử vong thường tăng cao vào dịp hè và trong mùa mưa lũ hằng năm.

Nguyên nhân của tỷ lệ chết vì đuối nước ở trẻ em cao chủ yếu là do nhận thức của các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ em về phòng chống đuối nước còn hạn chế. Bên cạnh đó, môi trường sống trong gia đình và cộng đồng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn đuối nước trẻ em, việc chấp hành các quy định về an toàn đường thủy chưa nghiêm túc…

Từ đó, các bộ, ngành đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch phối hợp liên tịch phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu đến năm 2015, giảm được 1/4 số trẻ em bị tử vong đuối nước so với năm 2010.


Sau 1 năm triển khai kế hoạch, đến nay tình hình tử vong do đuối nước trẻ em đã có xu hướng giảm hơn so với năm 2010, đặc biệt trong 2 năm 2012-2013 không còn xảy ra các vụ đắm tàu thuyền làm nhiều trẻ em thiệt mạng.

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ đuối nước vẫn còn cao, năm 2012 còn 1.708 em tử vong do đuối nước trong tổng số 2.769 ca tử vong do tai nạn thương tích. Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có hơn 700 em tử vong do đuối nước, tập trung vào mùa hè.

Từ nay đến năm 2015, liên ngành tiếp tục tăng cường phối hợp triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Các ngành LĐTBXH, Y tế, Giáo dục và đào tạo, Cảnh sát đường thủy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội nông dân… triển khai đồng bộ công tác phòng, chống đuối nước tại địa phương, phối hợp đưa nội dung giáo dục phòng, chống đuối nước vào chương trình giảng dạy ngoại khóa của cấp tiểu học, tổ chức các lớp đào tạo sơ cấp cứu cho các cộng tác viên, học sinh trong trường phổ thông. Ngoài ra, liên ngành sẽ lồng ghép tuyên truyền các kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống đuối nước tại địa phương.

Đặc biệt, nhà trường và gia đình cần chú trọng trang bị cho các em về kỹ năng bơi lội thông qua việc phát động phong trào học bơi, dạy bơi trên toàn quốc, tập huấn cho trẻ em kiến thức an toàn trong môi trường nước. Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em bằng các mô hình Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Khu du lịch an toàn, Cảng, bến thủy văn hóa-an toàn phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em.
                                                                        Minh Trang

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp bé yêu của bạn làm quen với việc tập bơi tại Intexvietnam.vn và Babycuatoi.vn:


01. Bể bơi phao cho bé: Giúp bé những bước đầu tập bơi

02. Phao Bơi Cho Bé

10 cách bố mẹ nên làm để con thông minh

Các mẹ hãy tăng cường trí tuệ của con với những chiến lược đã được khoa học chứng minh nhé!

Trò chơi trí tuệ

Cờ tướng, giải ô chữ, giải câu đố hay cờ vua… là những trò chơi luôn được khuyến khích đối với trẻ nhằm thúc đẩy các bài tập tinh thần. 
Các trò chơi như Sudoku vừa giúp trẻ giải trí, thư giãn lại thúc đẩy tư duy chiến lược, giải quyết vấn đề và ra quyết định phức tạp. Hãy đặt những trò chơi trí tuệ xung quanh nhà bạn để khuyến khích trẻ “chơi mà học” nhiều hơn. 
Đôi khi một chút thách đố sẽ tăng tính hấp dẫn cũng như cuốn hút trẻ đối mặt với “thách thức” của mẹ, từ đó biết cách giải quyết các vấn đề phức tạp hơn.

Bài học âm nhạc


Lắng nghe con bạn chơi kèn là một trải nghiệm thú vị, nhưng những bài học âm nhạc là một cách để não phải có thể được tham gia vào học tập. 
Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Toronto, các bài học âm nhạc giúp nâng cao chỉ số IQ và thúc đẩy khả năng học tập ở các bộ môn khác. 
Nghiên cứu cho thấy rằng các bài học âm nhạc trong thời thơ ấu là một yếu tố dự báo rõ ràng về điểm số tốt hơn ở trường trung học và chỉ số IQ cao hơn ở tuổi trưởng thành.


Cho con bú


Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sữa mẹ có nhiều lợi ích và đặc biệt là tốt cho sự phát triển não của trẻ sơ sinh. Nó tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. 
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong chín tháng lớn lên thông minh hơn đáng kể hơn so với những bé chì được bú sữa mẹ trong vòng một tháng hoặc ít hơn. 
Rõ ràng là, nếu cho con bú nghĩa là bạn đã thực hiện một khoản đầu tư ban đầu vô cùng lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Hơn thế, đó còn là một cổ tức dài hạn.

Tham gia các môn thể thao


Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Illinois cho biết, khi tham gia vào các môn thể thao sẽ giúp trẻ có tổ chức, nuôi dưỡng sự tự tin, làm việc theo nhóm và lãnh đạo. 
Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng 81% các giám đốc điều hành kinh doanh đều chơi hoặc đã từng gắn bó với các môn thể thao đồng đội.
Vì vậy, thay vì dán mắt vào tivi sau bữa ăn tối, hãy tìm một quả bóng hoặc đi dạo cùng với con. Nên khuyến khích con bạn tham gia vào một hoạt động thể chất có tổ chức hay thể thao ở trường học.

Chơi các trò chơi video

Các bậc cha mẹ thường nghĩ trò chơi video gây tác động xấu, nhưng thật ngạc nhiên là nếu biết tiết chế thời gian thích hợp nó lại đem đến nhiều hiệu ứng tích cực như thúc đẩy phát triển trí tuệ cho trẻ, kỹ năng lập kế hoạch và khả năng làm việc theo nhóm hay sáng tạo. 
Một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Đại học Rochester cho thấy rằng những người tham gia chơi trò chơi video có tín hiệu thị giác nhanh hơn nhiều so với nhóm không chơi. Giáo viên người Anh đã bắt đầu sử dụng một số trò chơi video trong lớp học của họ.
Loại bỏ thực phẩm “xấu”

Nếu các mẹ muốn con thông minh, hãy cắt giảm đường, chất béo trans (Các chất này thường có trong những món đồ rán, chiên, đặc biệt các loại dầu chiên đi chiên lại hoặc trong việc trộn xa lát, mỳ gói...) và đồ ăn vặt khác khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Thay thế vào đó bằng các lựa chọn dinh dưỡng hơn để làm nên điều kỳ diệu cho tinh thần thời thơ ấu và phát triển thể chất, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. 
Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được nuôi dưỡng kém gặp khó khăn nhiều hơn trong cuộc chiến chống nhiễm trùng, đồng thời là nguyên nhân khiến chúng bỏ học và tụt lại phía sau bạn bè của mình. 

Nuôi dưỡng sự tò mò

Các chuyên gia cho rằng các bậc cha mẹ nên khuyến khích sự tò mò của con cái để chúng có hứng thú khám phá những ý tưởng mới, qua đó cũng dạy cho chúng những bài học có giá trị: Tìm kiếm kiến thức là quan trọng. 
Hỗ trợ các sở thích của trẻ bằng cách hỏi chúng những câu hỏi, dạy chúng những kỹ năng mới và đưa chúng đi chơi để phát triển sự tò mò trí tuệ.

Đọc sách

Việc đọc sách có thể cải thiện việc học và phát triển nhận thức của trẻ ở mọi lứa tuổi. Hãy đọc cho trẻ nghe ngay từ khi chúng còn nhỏ, ký tên chúng vào một thẻ thư viện và đặt vào những cuốn sách. 
Dạy cho trẻ sự tự tin

Các nhà tâm lý học khuyến khích các bậc cha mẹ nên kích thích tư duy của trẻ bằng cách thường xuyên động viên, cổ vũ và nuôi dưỡng sự lạc quan cho trẻ. Tham gia vào đội thể thao và các hoạt động xã hội khác cũng giúp trẻ xây dựng sự tự tin trước cộng đồng.

Chú ý bữa ăn sáng


Những nghiên cứu từ những năm 1970 đã cho thấy rằng ăn sáng có thể cải thiện trí nhớ, sự tập trung và học tập. Trẻ em không ăn sáng có xu hướng dễ cáu kỉnh và phản ứng quá khích hơn so với những trẻ bắt đầu một ngày bằng bữa sáng đủ chất. 
Với lịch trình bận rộn thế nào, cha mẹ cũng nên chu đáo sắp xếp một bữa ăn sáng đầy đủ cho trẻ. Dù chỉ là một vài lát bánh mỳ và một ly sữa cũng giúp trẻ đi một chặng đường dài hướng tới việc giúp đỡ trẻ tập trung và tham gia giờ học tốt hơn.