RSS

Cùng Baby của tôi dạy trẻ biết cách sống hòa thuận

Thói ghen tị là một trong những thể hiện tâm lý của trẻ làm cho các bậc cha mẹ rất "đau đầu" và khó xử. Nắm bắt được nỗi lòng của các bậc phụ huynh, Babycuatoi.vn đã mở một cuộc thi ảnh " Anh chị em hòa thuận" trên fanpage BABY CỦA TÔI với tiêu chí xây dựng một diễn đàn chia sẻ cho những ông bố bà mẹ những kinh nghiệm và bí quyết  về việc nuôi dạy và bồi dưỡng cách ứng xử cho trẻ.


Qua cuộc thi, rất nhiều bố mẹ tỏ ra rất lo lắng về việc các bé thường hay ghen tị với anh em hay bạn bè. Các bé thường hay biểu hiện bằng những hành động không đẹp như giật đồ, đánh em (bạn) hoặc chửi tục.

Bạn Đỗ Thi Như Hoa cho rằng "Ghen tỵ là một trạng thái tình cảm hết sức tự nhiên và bình thường ở trẻ nhỏ, khi lần đầu tiên bé thấy mẹ bế bé khác. Bởi vì, khi đó bé thường có suy nghĩ rằng: cha mẹ là của riêng mình, vì bé không có “đối thủ” cạnh tranh hay chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ nên bé sẽ tỏ thái độ như vậy. Mẹ hãy giải thích cho con hiểu rồi bé sẽ hiểu ra thôi."


Trung Huyền Bé cũng đồng tình với quan điểm: " Bé còn nhỏ nên phản ứng vậy là bình thường. Theo mình bây giờ chưa thể lý sự với bé ngay được mà phải giải thích từ từ thôi"

Thiên Thần Bé Nhỏ lại đưa ra ý kiến "mềm mỏng" hơn: " Đây là lứa tuổi làm cho các bậc phụ huynh đau đầu nhất đây, suốt ngày mà xoay quanh cái vụ cãi nhau của các bé cũng đủ để phụ huynh rối trí, cứ để cho các bé tự do tranh giành, và tự do chơi với nhau, khi nào quá lố thì phụ huynh hãy can ngăn, chúng gây sự với nhau đến 1 phút thì lại huề rồi, nên phụ huynh đừng lo lắng, tuổi này mình nghĩ bé nào cũng thế thôi"

Ba mẹ chẳng “vô can”



Nguyên nhân khiến trẻ ghen tỵ có thể do các yếu tố chủ quan thuộc về trẻ hoặc khách quan do chính bố mẹ và người xung quanh.
Trước hết, việc trẻ cảm thấy mình bị đối xử phân biệt, không được thương yêu nhiều bằng các anh chị em còn lại có thể là do chính trẻ tự thổi phồng cảm nhận của mình và tưởng tượng ra sự bất công trong gia đình. Tuy nhiên, cảm giác này nếu được gia đình can thiệp kịp thời cũng sẽ nhanh chóng được xua tan. Như vậy, người trong gia đình cần xem lại thái độ cư xử của mình với đứa con đang sợ bị cho “ra rìa” kia.

Hãy dạy các con biết hòa thuận, vui chơi với nhau

Xét về yếu tố ngoại cảnh với các em, có thể nói nhiều phụ huynh đã thiếu khéo léo trong ứng xử với con cái.


Bạn Hoang Lee chia sẻ :" bố mẹ nện cho con chơi chung với các bạn nhiều hơn đi, con vừa chơi, bạn vừa quan sát con và chỉ con những cách ứng xử với bạn bè và anh chị em"

Bạn Trung Huyen Bé có cách giải quyết khá hay: "Những thứ mà khi mua mình nghĩ có thể con sẽ dành nhau thì mẹ hãy mua luôn 1 cặp mỗi người 1 cái (nhớ mua cùng màu, cùng mẫu mã luôn)"

Còn Bạn Thiên Thần Bé Nhỏ cho rằng phải uốn nắn ngay khi con còn nhỏ: " Khi bé tranh hết đồ chơi của bạn mỗi lần như vậy hãy ôm bé vào lòng nói rằng con cho chị chơi cùng thì chị sẽ yêu con, bé cho bạn một đến nhiều lần dần bé sẽ quen, còn riêng vấn đề đánh bạn thì mẹ phải nghiêm khắc vào mẹ,vì sau này bé đi học rất dễ đánh bạn bè. Mỗi lần đánh bạn mẹ hãy đánh vào tay bé thật đau, lần sau bé chừa ngay, không thương con được đâu, trẻ con rất dễ dậy nhưng phải dậy từ đầu"

Dù hiện tượng ghen tỵ của trẻ là do chủ quan hay khách quan, không thể chỉ đưa con đến chuyên gia tư vấn tâm lý là đủ bởi gia đình chính là nhân tố tích cực và hiệu quả nhất để “chữa” vấn đề này cho trẻ.

P/s: Ông bố bà mẹ nào cũng có tâm lý chung là muốn con mình sau này trở thành một con người tốt, vì thế các bạn hãy quan tâm đến suy nghĩ và hành động của của con bạn ngay từ khi bé còn nhỏ. Ngay bây giờ bạn có thể cùng chúng tôi chia sẻ những bí quyết về cách nuôi dạy trẻ tại fanpage Baby của tôi nhé!

TÔI YÊU BABY CỦA TÔI !!!


2 nhận xét:

Unknown nói...

Đây là vấn đề rất tự nhiên nhưng cũng vô cùng rắc rối. Bố mẹ nên quan sát và can thiệp đúng, kịp lúc.
- Nếu can thiệp mọi lúc mọi nơi, hoặc ngán quá tách riêng các con ra, cũng không tốt, con sẽ không có khái niệm cộng đồng, không có cạnh tranh, không có phấn đấu, không có thi đua. Con sẽ chậm phát triển (quan hệ) hơn cá bạn, và hình thành tính cách "buông xuôi", rất thiệt thòi cho con sau này. (haizzz, muốn trình bày suy nghĩ của mình mà sao mấy từ cần dùng để diễn tả nó chạy đi đâu hết)
- Nếu không can thiệp, sẽ xãy ra giành giật, đánh, cáu, cắn... (ở trường con mình bị hoài, vết cắn nặng nhất là ngay gò má, 1 tháng sau mới lành, và để lại sẹo). Nếu bố mẹ không giải thích và ngăn chặn các hành vi này, bé sẽ hình thành tính hung hãn, ích kỷ.

Unknown nói...

[B]Chuyện nhà mình[/B]
Nhà mình rất chật, mà là nơi sống của 12 mems, 1 cặp thế hệ 1 là ba mẹ mình, 3 cặp vc thế hệ 2 (mình chị cả, và 2 cặp em trai em dâu), và 4 nhóc từ 1 đến 6 tuổi, thấy mệt người chưa. Người lớn còn đôi khi không hòa thuận, huống chi 4 đứa con nít, 3 ông tướng và 1 nữ tướng út. Trước đây chỉ có 3 boys đụng độ thôi, giờ thêm girl 1 tuổi nhập hội nữa. Ngày chủ nhật là vui nhất : đông người nhất, ồn ào nhất, tiếng cười, tiếng khóc, tiếng la mắng của bà nội/ngoại nhiều nhất.
- Với người lớn: mỗi người chịu "thiệt" một tí, và mình luôn là người căng cái đầu để giải quyết mọi việc một cách ôn hòa nhất (đúng với cái tên mình mà), cũng lắm lúc bí quá chui vô xó ngồi khóc 1 mình. Vậy đó, nhưng nhiều lúc nhà cửa vắng hoe cũng thấy buồn. Nhưng sự thật, người lớn là tấm gương sáng cho con trẻ, người lớn không hòa thuận thì đừng mong dạy con nít nhé.
- Với trẻ con: Mọi sự cũng bắt nguồn từ những cái chi chi như tranh dành đồ chơi, tranh dành cái chổi quét nhà, mẹ sai lấy cho mẹ cuộn giấy, sai ku này thì ku kia lanh chanh chạy đi lấy, thế là tranh, giật, là khóc, ha ha... Mà 3 đứa có tên là Tin (6 tuổi), Kin (con mình, 4 tuổi) và Bin (2 tuổi), nên mỗi lần xãy ra tranh chấp, mình gọi tên cứ loạn cả lên Tin Bin Kin lộn tùng phèo, mỏi cái miệng...he he...
- Thằng lớn hay ngấm ngầm gây chiến, thằng giữa con mình thì hay ré, thằng nhỏ nhất thì hay cấu, cắn. Sợ nhất đoạn cắn, nó lanh làm sao, thấy đó mà chụp không kịp. Nên 1 mom nấu ăn, thì 1 mom phải canh mấy đứa nhỏ. Một lần mình cầm tay bé, cắn 1 miếng khá mạnh, bé khóc, mình hỏi "có đau không", bé : "đau" rồi đi mét mẹ. Mình đã xi nhan trước với mẹ của bé, nên em ấy nios : "vậy lần sau con đừng cắn anh Kin nữa nhé". Hiệu lực ghê.

Những tranh chấp thường xãy ra như :
+ Dành đồ, tranh cãi. Chiên dĩa trứng ra đặt giữa mâm cơm, nó khơi mào : "Trứng của Tin đó nghe", thằng con mình : "Của Kin", và cứ thế cho đến khi mình lên tiếng và chia 3 dĩa trứng mỗi đứa 1 miếng, miếng còn lại treo giải "ai ăn nhanh được hưởng".
+ Đồ chơi: để cả đống không ai chơi, 1 đứa đụng vào thì lập tức đưa kia nhảy vô dành. Mẹ: thương lượng giãn hòa, chơi chung, hoặc con chơi cái này, em chơi cái kia... Thương lượng thất bại, mẹ hốt hết vô giỏ, cất hết không cho ai chơi luôn. Khóc 1 hồi rồi quên, qua chơi thứ khác.
+ Một tình huống khác: Phòng mình rộng nhất và có nhiều đồ chơi nhất, nên các con hay tập trung về chơi, với "khách" : nếu để ra tranh chấp sẽ không cho lên chơi nữa. Với "chủ" : nếu con không cho các em chơi đồ chơi, các em sẽ về, cậu Bình (bố của 2 nhóc kia) sẽ không cho con xuống phòng cậu Bình chơi nữa, con sẽ chơi 1 mình, rất buồn. và kết quả là chơi 1 mình chán liền, và buồn liền, và đòi xuống phòng cậu, mẹ phạt không cho xuống...
+ Một tình huống này, người lớn hay mắc phải: đó là tự khơi cho các con tính cành nanh, hay mắc lỗi nhất là bà nội/ ngoại. Tự dưng ôm 1 đứa, rồi nói "bà nội thương Bin nè, không ôm Kin đâu".v.v.v đó là cái người lớn hay mắc phải nhất, tuy là đùa, nhưng sẽ làm bé buồn và cành nanh thật đấy.
- Hôm chủ nhật tuần rồ, các cặp về bên ngoại hết, chỉ còn thằng nhó mình. Nó hỏi
+ Con : " Mẹ, mấy đứa đâu hết rồi"
+ Mẹ giải vờ : " Mấy đứa nào con?"
+ Mấy đứa Tin với lại Bin với lại em Thảo, với lại mợ Hà
+ Mẹ : Mợ Hà thì không được gọi là "đứa". Mà con không cho các em chơi con hay dành đồ chơi nên các em bỏ về nàh ngoại hết rồi.
+ Con : im 1 lúc rồi "hồi con cho Tin mượn xe điều khiển"
Mẹ nhịn cười he he.....
Nhiều lúc mệt mỏi thật, nhưng nếu 1 ngày nào đó có điều kiện ở riêng, chắc mình sẽ rất buồn và nhớ những tiếng ồn ào này. Lúc nào mệt mỏi, mình báo cắt cơm, và đi vắng 1 ngày để nghỉ ngơi. Các cặp kia cũng vậy.

Đăng nhận xét