RSS

Lợi ích của trò chơi đóng vai


Con bạn thích đóng giả làm siêu nhân hay công chúa? Hay bé có thể ngồi một mình tỉ tê với các em gấu bông hay giả vờ đang ở trong một tình huống ly kỳ? Các bé đang chơi đóng vai, một trò chơi đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ.
“Cậu là hoàng hậu còn tớ là công chúa”, “Không, tớ muốn làm công chúa cơ”. Các bé gái thường chơi trò công chúa như thế, trong khi các bé nam thì đóng các ông bố hoặc giả vờ xảy ra các tai nạn nghiêm trọng hay những vụ nổ kinh hoàng với những chiếc ô tô đồ chơi. Cha mẹ sẽ thắc mắc bé hay nói một mình thì có vấn đề gì không, nhưng nếu chơi cùng bé cha mẹ hãy chú ý để chiều theo những gì bé tưởng tượng nhé… Cha mẹ sẽ được rõ hơn điều này qua sự giải thích của nhà tâm lí học Solène Bourque.

Cảm nhận cuộc sống đang diễn ra.

Từ 3 đến 6 tuổi, bé rất thích chơi các trò đóng vai, theo bà Solène Bourque “Chắc chắn trẻ đã hình thành khái niệm về trò chơi này từ rất sớm nhưng trên thực tế chỉ đến khi 3 tuổi trẻ mới bắt đầu chơi trò này. Trong khi khơi gợi trí tưởng tượng, trẻ đóng vai bố, mẹ, rồi nấu ăn hoặc cắt cỏ và bắt chước cha mẹ. Trẻ có những đồ hàng làm bếp để chuẩn bị bữa tối và có thể sáng tạo ra bất kì món ăn nào với vật dụng tìm thấy”, Có những bậc cha mẹ thắc mắc với chuyên gia tâm lí rằng, các việc bé “đóng giả” có liên quan đến công việc của người lớn không?
“Khi tôi chăm sóc trẻ, tôi nói với các bậc phụ huynh rằng chúng ta biết gần hết cuộc sống của chúng ta khi nhìn trẻ hóa thân vào vai diễn”, bà Solène Bourque bổ sung. Trên thực tế, bé thường đặt mình vào “vai diễn” và thay đổi tất cả theo cách nghĩ của bé nhưng chủ yếu vẫn dựa vào những việc cha mẹ làm trong không gian tưởng tượng mà bé được làm chủ ngôi nhà. Những gì bé cảm nhận giúp bé nhận thức được toàn bộ không khí gia đình. 
Tính cách 

Cha mẹ thường thắc mắc về vai trò đáng quan tâm của trò chơi này. Ví dụ như, một đứa bé xấu tính có phải sẽ thích đóng các vai độc ác? Theo chuyên gia tâm lí, không phải bé xấu hay tốt mà đơn giản chỉ là bé thích các nhân vật có thế lực siêu phàm. “Tuy nhiên cũng có những nhân vật mà trẻ chọn lại phản ánh tính cách của trẻ. Các bé gái mơ ước làm người chỉ huy có thể muốn đóng vai các thầy giáo nghiêm khắc. Hơn nữa, trẻ sẽ rất vui vẻ vì được kiểm soát toàn bộ hoàn cảnh ”
Các bé trầm tính hoặc nhút nhát thì lại muốn đóng vai các em bé, tuy có vẻ mờ nhạt nhưng lại là để bé nhận được thêm sự quan tâm từ người khác. Vậy, cũng có thể cha mẹ sẽ biết thêm về tính cách bé bằng việc quan sát và chú ý đến những vai diễn mà bé yêu thích.

Bé trai và bé gái


Theo bà Bourque, vốn dĩ có rất nhiều sự khác nhau theo giới tính của bé và có một câu chuyện nhỏ xung quanh vấn đề này. Cha mẹ muốn thử nghiệm về khuôn mẫu của bé nam và bé nữ bằng cách mua cho con gái của họ những chiếc xe tải đồ chơi còn búp bê Barbie lại dành cho con trai. Nhưng sau đó một thời gian, cha mẹ sẽ thấy bé gái đã đặt những chiếc xe thành “xe bố, xe mẹ và xe con” và bé trai thì đã lôi một chân con búp bê làm súng. Như vậy, “Bé trai và bé gái có những sự quan tâm riêng”, bà khẳng định.
Lợi ích của trò chơi đóng vai
Trò chơi này có rất nhiều lợi ích, cho phép cha mẹ biết được cái nhìn về những điều bé quan tâm về không khí trong gia đình. Hơn nữa, trò này còn giúp bé tăng khả năng tưởng tượng và sáng tạo. Khi bé tham gia nhiều lần, khi 3 hoặc 4 tuổi, các bé sẽ học cách chơi cùng nhau. Nhìn chung, không chỉ các bé được chơi cùng nhau mà còn được học cách tương tác với nhau khi đóng vai mẹ và con, thầy giáo và học sinh chẳng hạn.
Đặc biệt đây là một phương thức để bé học cách tự chăm sóc bản thân mà không cần một đồ chơi nào cả. Trên thực tế, khi một chiếc ghế cũng biến được thành tòa lâu đài, một cành cây biến thành thanh kiếm thì có nghĩa bé sẽ tự tạo ra được những niềm vui cho mình.
Và nếu bé không chơi trò này?
Cha mẹ nhận thấy bé không bao giờ đóng một nhân vật nào cả, nếu bé chẳng bao giờ giả vờ rửa bát hoặc không kêu “Bùm” trong các tai nạn ô tô đồ chơi, thì tốt hơn hết cha mẹ nên kích thích bé. Có thể bé không chơi trò này vì bé không thấy được những hoàn cảnh diễn ra trong cuộc sống.
Hãy để bé quan sát các hoạt động xung quanh, cho bé xem cha mẹ nấu ăn, rửa bát, cắt cỏ hoặc yêu cầu bé giúp sắp xếp bàn ăn. Cha mẹ nên chú ý những chi tiết nhỏ trong cử chỉ của bé vì có thể bé đang sáng tạo mọi thứ theo cách riêng của bé.
Có thể bé giấu cha mẹ chơi trò “đóng vai” vì bé xấu hổ trước người khác. Vài bé không thích có khán giả và chẳng có gì lạ nếu bé muốn chơi các trò hài kịch một mình để không bị mọi người làm ngắt quãng. Hãy để bé chơi đùa, cha mẹ sẽ nghe thấy những mẩu đối thoại của bé và đó chính là niềm vui nho nhỏ của chính các bé.

Tôi yêu baby của tôi !!!  - Đồ Chơi Trẻ Em - Thỏa sức lựa chọn cho bé yêu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét